Nội Dung Bài Viết
Làm thế nào để bạn thuyết phục được các nhà đầu tư khi đã có một kế hoạch kinh doanh hoàn hảo?
*** Khi bạn đã đủ lông đủ cánh và muốn tự đi trên đôi chân của mình. Bạn có một ý tưởng có thể biến thành tiền, bạn muốn có vốn đầu tư nếu gia đình không đủ điều kiện để hỗ trợ bạn, thì bạn buộc phải kêu gọi từ những nhà đầu tư. Vì thế tôi xin được chia sẻ một số bí quyết và các bước thực hiện để bạn có thể có nhiều cơ hội hơn khi gọi vốn từ các nhà đầu tư.
Biết được những điều này sẽ giúp cho bạn có thể tránh né và giảm thiểu tối đa những sai lầm mà rất nhiều người đã mắc phải. Bạn sẽ không phải dò đường trong đêm tối hết lần này tới lần khác để rồi cuối cùng vẫn là thất bại mà cũng chẳng biết tại sao thất bại. Đó là những sai lầm phổ biến mà tôi quan sát thấy và muốn tổng kết lại để giúp cho những người đi sau tránh né được nhiều sai lầm nhất có thể so với những người đi trước họ.
Những điều cần chuẩn bị để bạn thuyết phục nhà đầu tư dễ dàng hơn
- Trước tiên để có nhiều cơ hội thành công khi gọi vốn bạn cần biết mình là ai, mình muốn gì. Và người mà bạn nhắm tới để gọi vốn họ là ai, và họ muốn gì. Trọng tâm của bài viết là câu này, tất cả những đoạn phía sau sẽ giải thích rõ cho bạn biết cần phải làm gì.
Bạn gặp nhà đầu tư với mục đích thuyết phục họ rót vốn để đầu tư cho bạn, và tìm một người thầy một người có thể nâng đỡ và dẫn dắt bạn. Đó là mục đích củ bạn, thế còn nhà đầu tư thì sao, họ có tiền có kinh nghiệm, họ đang nắm giữ vận mệnh của bạn họ có thể trao cho bạn cơ hội hoặc không đó là quyền của họ.
Bạn đang đứng trước một cơ hội thay đổi cuộc đời mình mãi mãi, vì thế hãy làm tốt nhất có thể, hãy chuẩn bị thật tốt và kỹ lưỡng, và tôi sẽ chỉ cho bạn biết phải làm như thế nào để mang lại tỷ lệ thành công cao nhất có thể.
“Bạn hãy trả lời câu hỏi nhà đầu tư của bạn muốn gì? Và bạn có cái gì?”
Bước một nhắm tới những nhà đầu tư mà họ am hiểu và thích lĩnh vực của bạn
Đầu tiên nên xác định xem bạn có gì, bạn làm về lĩnh vực gì, ngành nghề của bạn là gì, bạn muốn gọi bao nhiêu vốn, người mà bạn muốn nhắm tới để gọi vốn là ai. Khi xác định được bạn cần gì, lĩnh vực của bạn là gì, bạn sẽ dễ dàng tìm được đối tượng gọi vốn hơn.
*** Nếu lĩnh vực của bạn liên quan đến bệnh viện, giáo dục, môi trường, bất động sản, ngân hàng, công nghệ… Thì bạn nên nhắm tới những nhà đầu tư hiểu biết về những lĩnh vực đó. Hãy tìm tới những nhà đầu tư cùng lĩnh vực và ngành nghề, bởi vì khi đó tất cả những gì bạn nói và trình bày họ sẽ hiểu, thậm chí khi bạn chưa nói hết thì họ đã hiểu hết, họ sẽ nhìn thấy được bạn có thể phát triển được hay không có tiềm năng hay là không.
Và quan trọng hơn nữa khi họ đầu tư cho bạn rồi họ sẽ có thể tư vấn cho bạn, dẫn dắt cho bạn được, cơ hội thành công sẽ lớn hơn rất nhiều. Đừng tìm tới những nhà đầu tư không cùng lĩnh vực bởi vì sẽ rất khó để có thể thuyết phục họ, những gì bạn nói họ hoàn toàn không quan tâm và họ cũng biết nếu đầu tư cho bạn cũng chẳng giúp gì được nên sẽ rất khó khăn.
Bước hai chuẩn bị thật kỹ trước khi đi gọi vốn vì bạn không có nhiều cơ hội
- Trước khi xác định đi gọi vốn bạn cần phải nghiên cứu thật kỹ, về lĩnh vực ngành nghề của bạn, tìm hiểu sâu về những đối thủ, về thị trường kế hoạch, mục tiêu và cách mà bạn thâm nhập thị trường…
Sau đó hãy lập một bảng kế hoạch thật cụ thể, thật chi tiết. Hãy kể ra cho họ biết bạn sẽ xây dựng công ty như thế nào, bạn xây dựng bao nhiêu nhà máy, thuê bao nhiêu nhân công, tạo ra bao nhiêu sản phẩm hoặc dịch vụ một năm…
Bạn đưa sản phẩm vào thị trường như thế nào, bạn bán nó cho ai, bạn dự định truyền thông nó như thế nào, nói cho họ biết bạn dự định chi ra bao nhiêu tiền để có được một khách hàng… Liệt kê hết ra càng cụ thể càng chi tiết càng tốt.
*** Đừng tới gặp nhà đầu tư với hai bàn tay trắng và nói rằng tôi muốn xây dựng một công ty lớn, phát triển hàng triệu đô, hàng tỉ đô mỗi năm, tôi muốn thâu tóm thị trường Việt Nam, thị trường thế giới…
Không ai cấm và quản lý những giấc mơ của bạn cả, ý tưởng và giấc mơ của bạn nó là của bạn. Bạn có thể muốn xây dựng một đế chế khác để thay thế cho google thay thế cho facebook cho amazon cũng chẳng sao cả.
* Nhưng nó phải cụ thể, nó phải thực tế. Nếu bạn có kế hoạch xây dựng một nhà sản xuất ôtô lớn nhất của việt nam, sau đó phát triển ra khu vực và thế giới, và sẽ có doanh thu hàng triệu đô mỗi năm…
Thì hãy nói thêm với họ rằng bạn sẽ xây dựng bao nhiêu nhà máy, rộng như thế nào, chi phí là bao nhiêu, nhân công thuê bao nhiêu, sản xuất được bao nhiêu xe mỗi tháng, bán cho ai, làm sao để bán được cho khách hàng, làm sao để thuyết phục được họ mua xe của bạn… Bạn định làm gì thì cứ kể hết ra càng chi tiết càng rõ ràng càng tốt, nói cho họ biết lý do vì sao khách hàng lại mua xe của bạn mà không phải của đối thủ…
Bước ba tìm hiểu về nhà đầu tư mà bạn đang muốn nhắm tới
- Sau khi đã có một bản kế hoạch hoàn hảo và chi tiết về những gì bạn sẽ thực hiện để xây dựng công ty rồi. Thì tới bước tiếp theo tìm hiểu kỹ về nhà đầu tư của bạn.
Tìm hiểu xem tiểu sử của họ như thế nào, họ đang làm việc ở đâu, họ sở hữu những công ty nào, sở thích của họ là gì, cá tính của họ như thế nào, họ hay ăn sáng lúc mấy giờ, họ đi làm bằng phương tiện gì…
Tìm hiểu được càng nhiều, càng hiểu rõ về họ bạn càng có nhiều cơ hội thuyết phục thành công hơn. Khi thật sự hiểu rõ về họ, bạn sẽ có cảm giác quen thuộc hơn tự tin hơn, bạn sẽ nói chuyện với họ dễ dàng hơn giống như nói chuyện với một người bạn thân vậy.
** Mà thuyết phục những người thân quen thì bao giờ cũng dễ hơn nhiều so với một người mà bạn chỉ mới nghe qua.
- Phải luôn luôn nhớ rằng người mà bạn đang thuyết phục cũng giống như bạn, họ đang lắng nghe vì lợi ích của chính họ chứ không phải của bạn.
Họ đang lắng nghe và dò tìm xem họ sẽ thu được lợi ích gì trong lời đề nghị của bạn, nó có mang lại cho họ được những gì họ mong đợi hay không.
* Bao gồm có những mục đích chính là, họ có thể thu hồi vốn được nhanh không, họ có thể kiếm lời được từ bạn bạn hay không. Nhưng lý do quan trọng hơn nữa là công việc và lĩnh vực mà bạn đang kêu gọi họ đầu tư liệu có giúp ích được gì cho những công việc hiện tại của họ hay không.
Cũng có những yếu tố và động cơ khác nữa, nhưng tất cả cũng chỉ vì lợi ích của chính họ mà thôi. Vì thế nếu bỏ qua thực tế này bạn sẽ phải gánh chịu thất bại đau đớn.
*** Đừng nói nhiều về bạn, đừng khoe khoang, đừng kể về những nhà máy chọc trời trong mơ của bạn, đừng kể về những ý tưởng triệu đô của bạn, đừng kể về những công sự tuyệt vời nhất thế giới của bạn, cũng có đề cập nhưng chỉ lướt qua thôi, nếu họ yêu cầu thì hãy kể ra.
Hãy tập trung vào việc bạn sẽ kiếm về được bao nhiêu tiền trong thời gian bao lâu, và kế hoạch chi tiết để bạn làm những điều đó. Và quan trọng hơn là nói cho họ biết bạn có thể giúp gì được cho công việc hiện tại của họ.
Để biết cách làm thế nào bạn có thể xây dựng và phát triển được một công ty lớn mạnh và bền vững. Bao gồm từng bước một từ khi bạn đi làm thuê cho người khác như thế nào, tích lũy kiến thức và kinh nghiệm ra sao, cách bạn đặt tên công ty như thế nào cho đúng. Bạn xây dựng bộ máy quản trị thế nào cho hiệu quả, bạn quản trị truyền thông ra làm sao… Hãy đọc bài viết khác có tên là: Từ khởi nghiệp cho tới công ty “Triệu Đô” cách quản trị doanh nghiệp hiệu quả mà tôi đã dày công xây dựng.
Tại sao gọi vốn đầu tư ở lĩnh vực công nghệ lại khó khăn hơn các lĩnh vực khác, và bí quyết để bạn thành công ở lĩnh vực cộng nghệ
*** Công nghệ là một lĩnh vực phát triển vô cùng tiềm năng, là tương lai của sự phát triển. Tuy nhiên nó vẫn là một lĩnh vực mới mẻ ở nước ta, nhưng lại vô cùng cạnh tranh mà không phải ai cũng có thể thành công được.
Muốn thành công được trong lĩnh vực công nghệ cần phải hiểu rõ được thị trường, nhu cầu và lĩnh vực mà bạn nhắm tới.
Các sản phẩm về công nghệ cần phải giải quyết được nhu cầu thực tế của người sử dụng, xác định rõ nhóm đối tượng mà bạn hướng tới sau đó tìm hiểu xem có bao nhiêu công ty và sản phẩm tương tự như của bạn đang ở trên thị trường.
Tìm hiểu sâu hơn nữa xem những sản phẩm đó có giải quyết hết được những nhu cầu mà khách hàng đang mong muốn hay không, những hạn chế của nó là gì, và trả lời câu hỏi liệu bạn có thể làm tốt hơn được họ hay không…
*** Đó mới là mặt tối ưu về sản phẩm thôi, muốn thành công được cần phải làm nhiều hơn như thế nữa. Bí quyết nằm sự đơn giản, dễ thao tác sử dụng.
- Nếu sản phẩm mà bạn tạo ra, khắc phục được những điểm yếu của các sản phẩm phẩm trước đó, trong khi lại đơn giản hơn dễ sử dụng hơn nhiều so với của đối thủ thì bạn sẽ có rất nhiều cơ hội để thành công.
- Vì thực tế ra người ta rất sợ công nghệ vì họ không biết sử dụng như thế nào cả. Họ ngại đọc, ngại tìm kiếm và họ cũng chẳng biết các biểu tượng trong giới công nghệ nó là gì cả.
Ví dụ như một biểu tượng về tìm kiếm (là một hình giống như chiếc vợt) rất quen thuộc và thông dụng trong giới công nghệ mà ai cũng biết, nhưng lại có rất nhiều người không biết tới việc nhấn vào đó để tìm kiếm.
Hoặc như biểu tượng ba dấu gạch ngang hay ba dấu chấm, là biểu tượng nhấn vào để sổ menu ra nhưng họ cũng chẳng biết đó là gì cả. Họ ngại thay đổi, và sợ công nghệ vì họ không hiểu các thuật ngữ và các ký hiệu của nó như thế nào.
- Họ đã không biết rồi mà sản phẩm của bạn còn cứ làm cho mọi thứ phức tạp lên thì phần trăm thất bại sẽ lớn hơn nhiều.
*** Khi bạn tạo ra những sản phẩm khác như là cái bát, đôi đũa, bộ bàn ghế hay cái nồi cái chảo… So với một sản phẩm công nghệ, thì sản phẩm công nghệ khó thành công hơn gấp hàng trăm lần so với các sản phẩm khác.
Vì những sản phẩm kia nó rất dễ sử dụng ai cũng có thể sử dụng được, chỉ cần nhìn qua hoặc không cần dạy cũng có thể sử dụng tốt. Tuy nhiên sản phẩm công nghệ lại khác, mặc dù rất hữu ích giá trị mang lại rất lớn và rất cao nhưng lại chả biết sử dụng nó thế nào cả vì thế mà họ sợ.
Để thành công được ở lĩnh vực công nghệ thì sản phẩm tuyệt vời thôi chưa đủ mà nó phải đi đôi với việc đào tạo, phải dạy cho khách hàng họ biết phải sử dụng sản phẩm của bạn như thế nào, thì mới có thể thành công được.
Công nghệ trong đời sống thực tế
*** Nếu bạn bớt chút thời gian đi tìm hiểu thử về các nhà máy, các công trường, công ty may mặc hay những khu công nghiệp để xem những người làm việc ở đó họ đã sử dụng công nghệ như thế nào.
Thử hỏi xem có bao nhiêu người trong số đó biết cách gửi một email, bao nhiêu người trong số đó biết cách tải và cài đặt một ứng dụng về máy tính hoặc điện thoại của họ. Hỏi thử xem có bao nhiêu người trong các nhà máy, các công trường, các khu công nghiệp biết một đường link của website nó là cái gì?
Bạn sẽ vô cùng sửng sốt khi biết rằng khoảng 95% trong số đó không hiểu gì về công nghệ cả. Vì họ cảm thấy nó phức tạp, khó hiểu và rất khó để có thể học hỏi được. Thế nên điều cần thiết và quan trọng vẫn luôn là sự đơn giản.
* Hàng ngày bạn nghe đâu đó những con số thống kê hàng 60 triệu 70 triệu tài khoản facebook, mỗi năm có thêm vài triệu tài khoản facebook đăng ký mới. Nhưng hãy hỏi những người sử dụng facebook đó xem ngoài việc bấm like và comment trên facebook thì họ còn biết làm gì khác nữa hay không.
Công nghệ chỉ là bàn đạp để phát triển khi đã có nền tảng về kinh doanh truyền thống
- Tôi cũng là một người làm về công nghệ, nhưng tôi lại không phải là xuất thân từ giới công nghệ mà là chuyển qua làm công nghệ từ một lĩnh vực khác vì thế nên tôi hiểu được rất rõ về hành vi sử dụng công nghệ của hàng triệu người ở ngoài kia.
Ngày xưa, khi làm việc trong các trường tôi nói chuyện với những người công nhân, ăn cơm cùng họ, sống cùng họ, nên tôi biết và hiểu rất rõ về họ.
Sau đó vì yêu thích và đam mê công nghệ nên tôi đã chuyển qua làm công nghệ. Đó có lẽ là điều khác biệt và là một lợi thế lớn nhất của tôi so với những người cả cuộc đời gắn bó với công nghệ nhưng lại không bao giờ biết thực tế xung quanh đang diễn ra như thế nào.
* Khi tôi đứng giữa, hiểu cả về công nghệ cả về những điều thực tế đang diễn ra, tôi mới phát hiện thấy những người làm về công nghệ họ thường đánh giá họ quá cao so với giá trị thật.
Trong khi những người không hiểu gì về công nghệ thì lại cho rằng những người làm về công nghệ là giỏi lắm, là thần thánh cái gì cũng làm được. Tôi rất buồn cười khi bạn bè của tôi nhờ làm những việc gần như là không tưởng, họ cho rằng công nghệ là thần thánh.
*** Nếu như bạn không có những nền tảng vững chắc của kinh doanh truyền thông thì công nghệ sẽ không có ý nghĩa gì cả. Nhưng nếu bạn đã có một nền tảng kiến thức đủ lớn, hiểu rõ bản chất của vấn đề rồi và áp dụng thêm công nghệ vào nữa thì bạn sẽ đi nhanh hơn người khác 1.000 lần.
Khi họ đang vất vả thuyết phục một khách hàng nào đó mua sản phẩm của họ theo cách truyền thống, thì hàng ngàn người khác cũng đang đặt mua sản phẩm của bạn bằng những cách khác nhau nhờ vào việc vận dụng công nghệ đúng cách.
Một người không hiểu công nghệ họ sẽ làm gì?
*** Một người chưa bao giờ biết tới quảng cáo trên facebook và google là gì, đã bỏ ra 16 triệu đồng để học một khóa như thế. Sau đó anh về tìm kiếm vài bức ảnh, viết vài câu đăng lên facebook rồi chạy quảng cáo sau đó ngồi chờ khách hàng tới mua hàng. Chờ hết ngày này tới ngày khác mà không thấy ai mua cả, anh ta mất niềm tin và rồi trở nên ác cảm với công nghệ. Rất rất nhiều câu chuyện tương tự như thế đang diễn ra hàng ngày tôi không biết bạn có nắm được không, nhưng đó là thực tế.
Đó là những gì thực tế đang diễn ra hàng ngày, đừng mơ mộng nữa facebook không bao giờ bán hàng giúp cho bạn cả, google cũng thế.
Họ còn chẳng biết làm thế nào để bán thứ của họ nữa thì làm sao giúp bạn được. Để bán được hàng ở đâu cũng thế dù là ngoài đời hay trên internet thì cũng cần phải hiểu rõ bản chất thật sự của bán hàng là gì.
* Để quảng cáo trên internet bạn buộc phải hiểu thêm bản chất của quảng cáo nữa. Mọi thứ không đơn giản như thế, nếu như không biết được tâm lý và những động lực đủ lớn đằng sau những tiêu đề quảng cáo, hình ảnh quảng cáo, hay bài nội dung quảng cáo thì đừng mơ lấy được tiền từ trong túi của những người khách hàng tiềm năng ở ngoài kia, họ không dại khờ tới mức nhắm mắt mua bất cứ thứ gì họ nhìn thấy đâu.
Khi họ mua một bó rau 5 nghìn thôi giá trị rất nhỏ, họ cũng muốn biết xem rau đó có sạch hay không, có thuốc kích thích không có nguồn gốc như thế nào, để được bao lâu thì hỏng… Họ muốn biết mọi thứ để đảm bảo sức khỏe cho họ. Chuyện tương tự cũng sảy ra khi bạn bán quần áo, dày dép, và cả các ứng dụng côn nghệ…
- Nếu bạn quan tâm về Bí quyết chọn lựa những người giỏi tài năng, để làm cộng sự với bạn hãy bấm để đọc.
Chúc các bạn sớm thành công !