Cách khắc phục những rủi ro khi sử dụng hóa đơn điện tử
Hóa đơn điện tử (HĐĐT) được triển khai đại trà theo quy định tại Nghị định 119/2018/ND/CP ngày 12/9/2018 của Chính phủ. Trên lộ trình chuyển đổi từ hóa đơn giấy sang hóa đơn điện tử, những lợi ích doanh nghiệp nhận được là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, việc triển khai và sử dụng HDDT ở Việt Nam hiện nay vẫn còn những rủi ro nhất định. Vậy, những rủi ro đó là gì? Hãy cùng chúng tôi làm rõ vấn đề này trong bài viết dưới đây.
1. Các vấn đề về hạ tầng kỹ thuật
a, Rủi ro
Để sử dụng HĐĐT, trước hết các DN cần phải lựa chọn tổ chức cung cấp chữ ký số (T-VAN) hợp pháp, đáng tin cậy để ký hợp đồng cung cấp dịch vụ về hóa đơn điện tử. Theo quy định, thì các tổ chức T-VAN phải đảm bảo đủ điều kiện về mặt kỹ thuật và được cơ quan thuế chấp thuận đăng ký.
Tuy nhiên, hiện nay có nhiều tổ chức cùng quảng cáo dịch vụ cung cấp giải pháp HĐĐT mà DN không thể phân biệt, đâu là đáng tin cậy để ký hợp đồng. Thực tế sử dụng HĐĐT của một số đơn vị đã phát sinh một số trục trặc như: hóa đơn chuyển đi không đúng địa chỉ, hệ thống của đơn vị cung cấp bị lỗi,…
Hơn nữa, một số chỉ tiêu mà người sử dụng không thể kiểm chứng được như: hệ thống thiết bị, kỹ thuật; năng lực của đội ngũ nhân sự kỹ thuật; khả năng sao lưu dữ liệu, khôi phục dữ liệu; an toàn hệ thống luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro cho DN, nếu xảy ra sự cố.
Bên cạnh rủi ro đến từ nhà cung cấp, doanh nghiệp cũng có thể gặp phải các rủi ro bất khả kháng: mất điện, hệ thống của cục thuế bị lỗi, mất tín hiệu internet,…
b, Giải pháp
Đối với vấn đề liên quan đến nhà cung cấp, doanh nghiệp cần có sự đảm bảo của cơ quan thuế khi công bố các nhà cung cấp đủ điều kiện để phòng tránh thiệt hại. Việc tìm hiểu các đơn vị có đủ tư cách pháp lý thực ra không quá khó. Các doanh nghiệp có thể trực tiếp hỏi cán bộ thuế hoặc tìm kiếm thông tin trên trang chủ của Tổng cục thuế để nắm rõ những thông tin này.
2. Các vấn đề về pháp lý
a, Rủi ro
Hiện nay, vẫn còn hạn chế nhất định về khung pháp lý của hóa đơn điện tử khiến việc triển khai rộng rãi, phổ biến áp dụng hóa đơn điện tử gặp khó khăn. Trong khi đó, chế tài xử phạt đối với các trường hợp gian lận thuế thông qua hành lang pháp lý là Nghị định số 51/2010/NĐ-CP quy định về hóa đơn cung ứng hàng hóa và Nghị định 119/2013/NĐ-CP về việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí và hóa đơn và đặc biệt là Nghị định 119/2018/NĐ-CP về hóa đơn điện tử trong bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lại rất nghiêm khắc.
Việc thay đổi tư duy và cách làm việc từ sử dụng hóa đơn giấy truyền thống sang HDDT cần một khoảng thời gian nên các doanh nghiệp cũng có những lo lắng nhất định về các rủi ro liên quan tới pháp lý.
b, Giải pháp
Để giải quyết vấn đề này, các doanh nghiệp nên chọn cho mình một đơn vị cung cấp hóa đơn điện tử uy tín. Đây là một việc làm rất cần thiết nó ảnh hưởng tới quá trình hoạt động và phát triển của doanh nghiệp vì thế bạn nên đặc biệt quan tâm và tìm hiểu kỹ lưỡng về nó.
Hi vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi có thể giúp các bạn có cái nhìn toàn diện hơn về hóa đơn điện tử.
Xem thêm:
- Quy định về việc sử dụng hóa đơn điện tử với doanh nghiệp mới
- Phần mềm hóa đơn điện tử dành cho doanh nghiệp mới
- Những lưu ý khi chuyển đôi từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy
- Hóa đơn điện tử là gì?
- Cách lưu chữ hóa đơn điện tử đúng pháp luật
- Các hình thức lưu chữ hóa đơn điện tử phổ biến
- Những kiến thức cần thiết để tránh chậm nộp thuế
- Những vướng mắc về hóa đơn điện tử
- Những loại hóa đơn điện tử phổ biến