Những Cơn Giận Dữ Của Trẻ, Phụ Huynh Phải Làm Thế Nào?

0
3834

Những Cơn Giận Giữ Của Trẻ

Hầu hết các bậc cha mẹ đều trải qua cảm giác khi con họ la hét giận dữ, ném đồ đạc, đạp chân tay… Hoặc có tất cả các hành động trên.

nhung-con-gian-cua-tre-phu-huynh-phai-lan-the-nao
Những Cơn Giận Dữ Của Trẻ, Phụ Huynh Phải Làm Thế Nào?

Tất nhiên, những cơn nóng giận có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, và nó có thể xảy ra ở bất cứ đâu. Nhưng nếu là ở những nơi công cộng như cổng trường học, siêu thị hoặc ở một nhà hàng sang trọng nào nào đó.

Bạn sẽ cảm thấy mọi người đang nhìn mình và nghĩ rằng đó là loại phụ huynh không biết dạy dỗ hay bất lực với một đứa bé. khi đó bạn có thể sẽ có cảm giác xấu hổ tức giận muốn la lớn hoặc cuộn tròn lại như một quả bóng và lăn đi càng xa càng tốt.

Nhưng bạn biết rằng điều đó sẽ không thực sự hiệu quả, vì vậy bạn có thể làm gì?

Khi các chuyên gia phỏng vấn một vài nhóm trẻ khác nhau: một nhóm học sinh lớp năm và sáu, nhiều em thừa nhận có những cơn giận dữ vào một lúc nào đó.

Một em mới bắt đầu vào trung học, nói rằng em thường bị những cơn tức giận điên cuồng như thế khi em học lớp 3. Em hay đập đầu vào tường hoặc cửa ra vào trong phòng mình,
em thừa nhận “Đó là điều không tốt”.

Trong một loạt các nghiên cứu, những đứa trẻ tham gia vào các vấn đề nuôi dạy con hiện đại, các chuyên gia đã yêu cầu một nhóm trẻ trả lời, chúng sẽ làm gì nếu con trai hoặc con gái của chúng có những cơn cáu giận.

Một em học lớp sáu, nói: “Cháu sẽ nói con mình bình tĩnh, hạ nhiệt “, và cháu sẽ ngồi với con, nói chuyện với nó về vấn đề nó đang gặp phải.
Và nếu nó không bình tĩnh lại? “Thì đó là một rắc rối lớn,” em thừa nhận.

Một bạn lớp 6 khác nói rằng cha mẹ đôi khi phản ứng lại vấn đề đó rất nhanh chóng và không dành thời gian để tìm ra lý do tại sao con cái họ khóc. “Cố gắng bình tĩnh lại và yêu cầu con cái giải tỏ vấn đề của mình để tìm ra nguyên nhân đó là cách tốt nhất,” em nói.

Một học sinh lớp năm, nói điều quan trọng là cha mẹ phải bình tĩnh, “bởi vì nếu bạn tức giận la hét, thì vấn đề sẽ càng hỗn loạn hơn”.

Tricia Ferrara, một chiến lược gia, chuyên gia nghiên cứu các vấn đề về trẻ em, và hơn mười năm kinh nghiệm nuôi dạy con cái đồng tình với những lời nhận xét đó.

Bà cho biết mặc dù có thể rất khó, Nhưng chúng ta cần phải quên đi những người khác đang nhìn chúng ta trong lúc tâm lý trẻ đang trong cơn hoảng loạn của sự thịnh nộ.
“Tôi luôn nói với các bậc cha mẹ rằng bạn phải bình tĩnh, làm những gì cần thiết nhất”.

Hãy nghĩ về bản thân bạn như là một “người hòa giải và xoa dịu nỗi bực dọc trong tâm hồn trẻ thơ, Bạn càng bình tĩnh và hiểu rõ mọi chuyện, bạn càng sớm giải quyết vấn đề một cách hiệu quả nhất.”

Người lớn nên tìm kiếm những cách sáng tạo để giải quyết vấn đề và có những nhượng bộ nhỏ trong những thời điểm thích hợp, điều đó giúp bạn kiểm soát tình hình và mang lại những kết quả bạn mong đợi.

Sai lầm lớn nhất của cha mẹ là gì?

Các chuyên gia cho biết, không có một cách nào hoàn hảo để khắc phục những cơn giận dữ của cn trẻ, và chính các em cũng hiểu đó không phải là một biện pháp tốt.
Một học sinh lớp năm, nói: Cha mẹ cháu vào cuộc can ngăn nhưng cháu càng trở nên tức giận và điều đó giúp cho cháu có được mọi thứ mình mong muốn.

nhung-con-gian-cua-tre-phu-huynh-phai-lan-the-nao
Dạy trẻ cách kiềm chế

Một đứa trẻ khác lại nghĩ rằng, tôi có thể giận dữ, và tôi sẽ lấy được một thứ gì đó tôi thích sau khi dừng lại, vì vậy tôi sẽ giận dữ trong vài phút sau đó sẽ dừng lại.

Khi những đứa trẻ mệt mỏi và đói, chúng có thể không nói cho bạn biết điều gì đang xảy ra, vì vậy tốt nhất bạn nên tránh những việc vặt vào cuối ngày, và dành thời gian quan tâm hơn tới cảm xúc và những nhu cầu của trẻ.

Sai lầm lớn nhất của cha mẹ là “can thiệp vào các tình huống mà không có một chiến lược”. bạn có thể đi tới tiệm cắt tóc mà không cần một chiến lược cụ thể, gặp gỡ đối tác kinh doanh hoặc mua một chiếc xe mới mà không có chiến lược nhưng đó là con bạn, là cuộc sống là tương lai của chính bạn thì đó lại một chuyện hoàn toàn khác.

Nếu con bạn có khuynh hướng nóng giận khi không có được thứ mình muốn, bạn có thể nói với nó rằng hành vi của chúng sẽ quyết định xem chúng sẽ phải làm gì sau đó, chẳng hạn như không được chơi những món đồ chúng thích, không được gặp bạn bè hay đi chơi ở đâu đó mà chúng luôn ao ước, vì trẻ con rất thích đi chơi.

Vì vậy bạn nên có những hình phạt phù hợp đánh vào sở thích của trẻ và đảm bảo chúng sợ. Nhưng tuyệt đối không đe dọa hay đánh đập.