Những phong tục cổ hủ lạc hậu bị áp đặt lên người phụ nữ
Trong hàng ngàn năm phong kiến những quy tắc cổ hủ, phong tục bất công và lạc hậu, đã khắc sâu trong ý nghĩ của ông cha ta. Một ý niệm về vai trò của phụ nữ và dường như vẫn còn một chút dư âm nào đó của những bất công và vô lý đó đang tồn tại ở một vài nơi thiếu thốn và lạc hậu trên đời này.
Cách đối xử của đàn ông đối với phụ nữ trong cả hàng ngàn năm phong kiến, không hề có ý niệm về sự bình đẳng, tôn trọng hay lịch sự và ve vãn. thay vào đấy phụ nữ được xem như là đứa trẻ ngu xuẩn, vô dụng thiếu kiến thức, vô trách nhiệm và sẽ trở nên phóng túng nếu có cơ hội.
Ý nghĩ khắt khe cổ hủ vốn cho rằng mọi trẻ gái đều tiềm ẩn tố chất xấu xa, có tầm ảnh hưởng đến sự giáo dục của chúng. Trong những gia đình gia giáo trẻ trai và gái không bao giờ được phép chơi chung với nhau – để ngăn ngừa con trai bị tiêm nhiễm tính khí đàn bà của con gái.
Khi con trẻ lớn lên, mọi sự tiếp xúc dù là ngây thơ giữa trai gái đều bị cấm đoán. Vì thế các thiếu nữ chỉ biết chờ đợi trong sự thiếu hiểu biết và trinh trắng – cho đến ngày họ được gả chồng.
Phụ nữ thường kết hôn với người họ chưa từng gặp cho đến khi cha mình, chồng tương lai và cha của chàng, có quyết định cuối cùng.
Cuộc thương thảo có thể kéo dài thường liên hệ đến những vấn đề chủ chốt như của hồi môn và việc đảm bảo trinh tiết của cô gái. Nếu sau đấy chú rể than phiền (dù là không chính xác) là cô dâu không còn trinh trắng, cuộc hôn nhân sẽ bị hủy bỏ và của hồi môn được hoàn trả.
Khi mọi việc đã được định đoạt, cô dâu với tấm khăn mỏng che mặt được gọi ra giới thiệu với người chồng tương lai.
Ông bố dùng cây roi nhỏ đánh vào lưng con gái và nói: “Con gái của ta đây là lần cuối cùng con được cha dạy dỗ theo khuôn phép mà con đã sống. Bây giờ con không còn lệ thuộc cha nữa, nhưng nên nhớ rằng con không hẳn thoát khỏi sự kèm cặp của cha khi đến với người khác. Nếu con không có tư cách tốt với chồng của con, anh ấy sẽ thay cha dăn day con với cây roi này.”
Rồi người cha của cô dâu trao cây doi cho chú rể, và theo phong tục anh này phải tuyên bố rằng anh “tin là sẽ không cần đến cây roi”. Tuy thế anh vẫn đón nhận cây roi như là món quà của cha vợ, và giắt cây roi vào thắt lưng của mình.
Trước ngày cưới, cô dâu được bà mẹ dẫn đến nhà chú rể. Buổi sáng ngày cưới, với toàn thân được che kín, cô cam kết sẽ chung thủy khi trao đổi nhẫn cưới, rồi quỳ xuống trước chân người chồng, trán chạm lên đôi giày của chồng trong cử chỉ thể hiện ý phục tòng.
Trong đêm động phòng đôi vợ chồng mới được phép riêng tư bên nhau hai tiếng đồng hồ trong khi khách quan ăn uống bên ngoài. Sau đó khách mở cửa phòng tân hôn và vây quanh chú rể, hỏi xem anh có thấy vợ mình còn trinh trước khi động phòng không.
Nếu chú rể xác nhận là còn, đôi vợ chồng mới được mọi người chúc mừng, được dẫn đến buồng tắm thả thảo dược thơm tho, rồi đi đến bàn tiệc. Nếu chú rể xác nhận ngược lại, mọi người đều bị ảnh hưởng, nhưng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vẫn là cô dâu.
Khi kết hôn người phụ nữ chiếm vị trí gần như nô dịch trong gia đình nhà chồng, không có quyền hạn hoặc phúc lợi gì trừ khi được người chồng ban phát.
Nhiệm vụ của người vợ là chăm sóc nhà cửa cho chồng, đảm bảo tiện nghi thoải mái cho chồng, và đẻ cho ông ta những đứa con. Ở những gia đình danh giá nếu người vợ có đủ khả năng, cô có thể làm chủ đám gia nhân, nếu không khi người chồng đi vắng gia nhân có thể làm mọi việc mà không cần xin phép hoặc thông báo gì cả.
Khi người vợ đẻ con, những người kính sợ hoặc mong mỏi ân huệ từ người chồng đến chúc mừng ông ta và tặng ông một món trang sức bằng vàng cho đứa trẻ. Nếu món quà có giá trị, người chồng có lý do để cảm thấy hạnh phúc với một người vợ tuyệt vời.
Nếu người chồng không được hạnh phúc. Trong nhiều trường hợp chỉ cần một chút chỉnh sửa, người chồng có thể đánh đập vợ. Quy tắc quản lý gia đình từ những năm tháng lịch sử phong kiến cổ hủ ấy, quy định là “người vợ không tuân phục có thể bị đánh roi, dù không phải trong cơn giận dữ.”
Ông chồng cũng nên răn dạy ngay cả khi người vợ tốt “bằng cách thỉnh thoảng đánh roi nhưng nên kín đáo, nhẹ nhàng trong cung cách lịch sự tránh đấm bằng nắm đấm tay có thể gây bầm dập”.
Trong tầng lớp hạ lưu đàn ông đánh vợ chỉ vì lý do nhỏ nhặt nhất. Đôi lúc việc đánh đập trở thành nặng nề đến nỗi người vợ bị tử vong, lúc ấy người chồng được tự do cưới vợ khác.
Điều không tránh khỏi là có một số bà vợ quá mức chịu đựng, đánh lại và hạ sát chồng. Con số này ít ỏi vì các đạo luật được ban hành dưới chế độ phong kiến cho phép trừng phạt nặng nề kẻ phạm tội như thế, người vợ với bản án giết chồng bị chôn sống chỉ với cái đầu nhô lên khỏi mặt đất, và để như thế cho đến chết.
Trong trường hợp ông chồng quá chán ngán người vợ đến mức không còn muốn tha thiết chừng trị nữa, hoặc muốn cưới người vợ khác, ly dị là giải pháp. Để ly dị vợ người chồng chỉ cần đẩy vợ mình vào sống trong tu viện dù có sự ưng thuận hay không.
Cho tới cuối đời bà vợ sống cùng với các phụ nữ khác theo chế độ nữ tu, có vài người còn trẻ nhưng bị người thân tham lam muốn tránh chia thừa kế hoặc chia tiền hồi môn nên cũng bị đẩy vào đây, một số khác trốn chạy khỏi người chồng của họ và thấy cuộc đời trong tu viện vẫn đẹp hơn nhiều.
Việc cô lập phụ nữ, và không cho phép kết bạn với nam giới tạo hậu quả tai hại cho đàn ông, và cấu trúc xã hội thời phong kiến.
Đời sống gia đình trở nên xơ cứng, khô khan, đời sống tâm linh bị trì trệ, quanh mình chỉ thấy những tính chất thô thiển nhất, thiếu phụ nữ làm bạn người đàn ông không tìm thấy thú vui gì khác hơn là rượu chè, cờ bạc, ăn cắp và đánh lộn. Các tệ nạn nhiều, xã hội bị xáo trộn sự phát triển trì trệ và cấu trúc xã hội bị lệch lạc.
Đó là hình ảnh của người phụ nữ đau thương trong hàng ngàn năm phong kiến ở tất cả các quốc gia trên thế giới từ Châu Á, Châu Âu, cho tới Ấn Độ Châu Phi và các khu vực khác.