Sankt – Peterburg, Lịch Sử Ra Đời Của Thành Phố Sankt – Peterburg

0
5799
Sankt-Peterburg
Sankt - Peterburg, Lịch Sử Ra Đời Của Thành Phố Sankt - Peterburg

Sankt – Peterburg và sự kỳ diệu của một niềm tin sắt đá

Có một truyền thuyết cho rằng Thành Phố Sankt – Peterburg được xây dựng hoàn thiện từ trên thiên đường sau đó được đưa nguyên cả mảng hạ xuống những đầm lầy của Sông Neva. Chỉ điều này mới có thể giải thích nổi tại sao một thành phố lộng lẫy như thế lại trụ vững được trên vùng đầm lầy u ám.

Nhưng có một sự thật mang ít phép lạ hơn, đó là trái tim sắt đá của duy nhất một con người, cộng với tài năng của hàng trăm kiến trúc sư, nghệ nhân, và phong cách kiến trúc từ những công trình nước ngoài lộng lẫy ở khắp mọi nơi hội tụ lại, cùng với sức lao động của hàng trăm nghìn công nhân Nga đã tạo nên một thành phố mà nhiều người ca tụng là “Venice của miền Bắc”“Babylon trên tuyết”.

Bối cảnh

Sự khai sinh của của Sankt – Peterburg ngay từ đầu đã có quá nhiều điểm độc đáo và ly kỳ. Những quốc gia khác trong giai đoạn phôi thai phấn khởi hoặc trong cơn cải cách điên cuồng, đã kiến tạo thủ đô mới trên vùng đất trống đất trống của họ như:

Washington của Mỹ, Ankara của Thổ Nhĩ kỳ và Brasilia của Brasil chẳng hạn. Nhưng không có quốc gia nào xây dựng một thủ đô mới trong lúc đang có chiến tranh, trên mảnh đất vẫn đang thuộc về một kẻ thù hùng mạnh, chưa bị đánh bại.

Thế nhưng trong 200 năm tiếp theo nó là thủ đô của đế quốc Nga nằm xa nhất về phía bắc so với tất cả các thành phố lớn khác lúc bấy giờ trên thế giới.

Khi Pyotr Đại Đế đi xuyên qua rừng và đến cửa sông Neva, ông thấy mình đứng giữa một vùng đầm lầy hoang dã, bằng phẳng, vắng ngắt. Ở vùng cửa sông Neva, dòng nước chảy vòng lên hướng bắc theo hình chữ S ngược rồi hướng về phía tây để đổ ra biển.

Ở đoan 8 kilomet cuối con sông chia ra bốn nhánh với nhiều dòng nước nhỏ cắt ngang vùng đầm lầy tạo ra hàng chục hòn đảo bao phủ bằng bụi rậm và vùng cây thấp.

Năm 1703 cả vùng này ngập nước. Vào mùa xuân, sương mù từ tuyết và băng đang tan chảy bao phủ dày đặc. Khi ngọn gió tây nam từ ngoài Vịnh Phần Lan thổi vào con sông bị ứ nước và nhiều hòn đảo chìm trong biển nước.

Ngay cả các thương nhân trong nhiều thế kỷ đi trên sông Neva để vào đất Nga vẫn chưa hề xây một khu dân cư nào ở đây. Vùng đất quá hoang dã, quá ẩm thấp, tóm lại là không thích hợp cho con người đến ở. Trong tiếng Phần Lan trữ “Neva” có nghĩa là đầm lầy. Nhưng trong ý nghĩ của Pyotr Đại Đế con sông chảy xiết rộng hơn sông themes ở London trông thật tuyệt vời.

Chính trên hòn đảo có tên Zayachy nằm giữa dòng sông, Pyotr Đại Đế quyết định xây dựng một pháo đài lớn để bảo vệ cửa sông vừa mới chiếm được.

Giai đoạn đầu của thành phố

Ngày 17/5/1703 là ngày động thổ và khai sinh ra Thành phố Sankt – Peterburng. Có một truyền thuyết kể rằng Pyotr Đại Đế mượn khẩu súng hỏa mai của một binh sĩ dùng lưỡi lê cắm trên đầu súng để cắt lấy hai dải đất trên đảo Zayachy.

Đặt hai giải đất theo hình thập tự và nói: “Thị trấn sẽ là đây.” Binh sĩ Nga đào một con rãnh trong đó Pyotr Đại Đế đặt một chiếc hộp đựng di vật của tông đồ Andrei – vị thánh bảo trợ nước Nga.

Đúng lúc ấy có một con ó lượn xuống ngang qua đầu Pyotr Đại Đế rồi bay lên phía trên hai ngọn cây đã được buộc vào nhau để tạo nên một cái vòm. Về sau cái vòm này trở thành vị trí cho cổng chính của tòa pháo đài.

Tòa pháo đài được đặt tên là “Petropavlocsk” theo hai vị thánh Pyotr và Pavel chiếm cả hòn đảo. Vì mặt nền hòn đảo chỉ là đầm lầy trũng cần phải trở đất đến để tôn nền khỏi mặt nước. Công nhân không có dụng cụ gì khác hơn là cuốc xẻng. Không có xe cut kít họ phải cho đất vào vạt áo hoặc túi vải thô, mang đến đổ để tạo nên thành lũy.

Thời gian cứ thế trôi qua tầm nhìn của Pyotr Đại Đế về Sankt – Peterburg trở nên rộng hơn. Ông thấy nó không chỉ là pháo đài ở cửa sông Neva, hoặc cảng hàng hải hay căn cứ hải quân.

Ông bắt đầu xem nó như là một thành phố. Đúng lúc này một kiến trúc sư người Ý tên Domenico Trezzini ông này đã xây cho vua Frederick IV của đan mạch một cung điện lộng lẫy, hiện đang có mặt ở Nga. Ông được liên và ký hợp đồng chức vụ tổng quản trị phụ trách xây dựng tòa nhà và pháo đài.

Những khó khăn và thánh thức

Những hoạt động xây dựng không ngừng nghỉ đòi hỏi nguồn nhân lực kinh khủng. Để đóng cừ xuống đầm lầy, đẵn và kéo gỗ, di chuyển đá, phá rừng, đào bạt đồi, xẻ đường xây bến cảng và nhà kho dựng lên lô cốt xây nhà và cơ xưởng, đào kênh, tất cả đều phải huy động sức người.

Để cung ứng nguồn nhân công này, Sa Hoàng ra chỉ dụ từ năm này qua năm khác hàng triệu thợ mộc, thợ cắt đá, thợ nề và nhất là công nhân không tay nghề từ nông thôn đến để làm việc ở Sankt – Peterburg.

Từ mọi miền đất nước từng dòng người khốn khổ từ khắp mọi nơi đổ về Sankt – Peterburg. Họ được cấp chi phí sống trong 6 tháng sau đó nếu còn được sống sót thì được trở về nhà, để rồi vào mùa hè năm sau dòng người mới lại đến thay thế.

Viên chức địa phương và giới quý tộc được Sa Hoàng giao nhiệm vụ tuyển mộ và gửi công nhân phàn nàn rằng hàng trăm làng mạc đang khốn khó vì bị mất nguồn nhân lực giỏi nhất nhưng Sa Hoàng không muốn nghe.

Điều kiện cực khổ vô cùng đáng sợ. Công nhân sống trong lều trại chật chội, sơ sài trên nền đất ẩm ướt. Bệnh suy dinh dưỡng kiết lỵ, sốt rét và những loại bệnh khác giết chết họ hàng loạt.

Trợ cấp thì thất thường, liên tục có nhiều người bỏ trốn Không thể biết được con số chính xác những người đã bỏ mạng lại trong khi xây dựng thành phố. Vào thời đó người ta ước lượng phải có tới 100.000 người chết. Về sau con số thống kê thấp hơn nhiều có lẽ vào khoảng 25.000 đến 30.000 nhưng mọi người đều đồng ý với lời nhận xét rằng “Sankt – Peterburg là thành phố được xây trên những nắm xương tàn.”

Cùng với việc huy động sức người còn phải mang vật liệu xây dựng đến. Vùng đầm lầy quanh châu thổ Sông Neva không thể cung cấp gỗ cỡ lớn, và không có mỏ đá.

Những tảng đá đầu tiên của thành phố là từ việc phá hủy pháo đài và thị trấn Nyenskans chiếm được của Thụy Điển. Trong nhiều năm, mỗi xe đẩy mỗi xe ngựa kéo, mỗi tàu hàng Nga đi đến thành phố bị ép buộc phải chở một lượng đá theo quy định cùng với hàng hóa thông thường.

Một văn phòng đặc biệt ở mỗi bến cảng và cổng vào có nhiệm vụ tiếp nhận số đá này nếu không có đá thì không cho phép xe hoặc tàu đi vào. Đôi lúc khi nhu cầu về đá tăng vọt, cần có nhân viên cấp cao để quyết định mỗi tảng đá sẽ được dùng ở vị trí nào.

Để tiết kiệm gỗ cho các công trình xây dựng Sa Hoàng ra lệnh cấm đốn gỗ trong vùng và nấu nước bồn tắm quá một lần mỗi tuần. Năm 1714 khi thấy việc xây Sankt – Peterburg bị chậm trễ vì thiếu đá Sa hoàng ra chỉ dụ là cho đến khi có lệnh mới cấm dùng đá để xây nhà, ai vi phạm sẽ bị tịch thu tài sản và đi đày.

Không lâu sau hiệu lực của chỉ dụ này được ban hành ra toàn nước Nga. Điều không tránh khỏi xảy ra là thợ nề, thợ xây đá khắp nước Nga mạng đồ lề của họ đi đến Sankt – Peterburg để tìm việc làm.

Pyotr Đại Đế ép buộc người đến sống ở thành phố

Thành phố cần có người sinh sống nhưng không mấy ai tình nguyện đến sinh sống ở đây. Vì thế Sa Hoàng cũng phải hành xử uy quyền để giải quyết vấn đề này. Tháng 3/1708 Sa Hoàng mời em gái Natalia, hai người chị cùng cha khác mẹ cùng hai chị dâu, và hàng trăm nhân vật quý tộc, nhân viên cấp cao và thương nhân giàu có đến sống cùng ông ở Sankt – Peterburg, không được phép viện bất kỳ lý do tuổi tác, bận rộn hoặc sức yếu để thoái thác.

Họ đành phải miễn cưỡng đến. Đã quen với cuộc sống thoải mái trong vùng đồng quê quanh Maskva nơi họ có biệt thự rộng rãi, phẩm vật phong phú và rẻ tiền, bây giờ họ bắt buộc phải xây nhà mới với chi phí cao trên vùng đầm lầy cách xa hàng nghìn kilomet, họ phải trả giá cắt cổ để mua thực phẩm từ cách đó cả trăm kilomet.

Nhiều người đã tính toán rằng họ đã phải tiêu tốn tới hai phần ba số tài sản của họ. Ai nấy đều ghét sông và biển mà Sa Hoàng say mê, họ chỉ đặt chân xuống thuyền khi bị bắt buộc, tuy thế họ đến vì không còn lựa chọn nào khác.

Nhiều công nhân sau khi đã hoàn tất thời gian lao động bắt buộc, tình nguyện ở lại vì không muốn hoặc không thể đi một chặng đường xa để trở về nhà. Họ nhận công việc xây dựng các khu gia cư mà sa hoàng giao cho giới quý tộc thực hiện.

Dần dần hàng ngàn công nhân như thế định cư hẳn ở Sankt – Peterburg và tự xây dựng nhà cửa cho họ, Sa Hoàng khuyến khích việc này bằng cách đến đặt viên đá đầu tiên và uống một ly rượu chúc mừng chủ nhân mỗi khi được mời.

không ai được tự quyết định vị trí hoặc kiểu dáng của ngôi nhà của mình. Giới quý tộc và thương nhân quy định vật liệu kiểu kiến trúc, và vị trí riêng biệt. Do công nhân bị ép buộc lao động còn chủ nhân thì bất mãn nên những ngôi nhà mới hư hỏng nhanh chóng.

Tuy vậy để tạo vẻ bề thế cho thành phố mới Sa Hoàng ra lệnh tất cả công dân có điều kiện, nếu đã xây nhà một tầng thì phải thêm tầng thứ hai. Để hỗ trợ họ ông phân phối bản vẽ cho họ miễn phí.

Phần lớn nhà dân ở thành phố mới được xây dựng bằng gỗ và hầu như tuần nào cũng đều có đám cháy. Các hệ thống canh gác thường xuyên được lập nên để ngăn chặn thiệt hại, mỗi tối cử người quan sát từ những nhà thờ.

Tất cả nhân viên công quyền lẫn quân đội phục vụ ở Sankt – Peterburg nhận thêm nhiệm vụ chữa cháy và được thêm một khoản vào tiền lương, và nếu không tham gia vào chữa cháy sẽ bị phạt nặng.

Bản thân Sa Hoàng cũng nhận nhiệm vụ và khoản lương tương tự, cũng lao vào nguy hiểm khi tham gia chữa cháy. Mùa đông khi nước đóng băng, họ chỉ có thể dùng búa và rìu để chữa cháy. Nếu có thể nhanh chóng chặt đốn những nhà kế cận và kéo đổ gỗ thì có thể chặn đứng đám cháy. Mỗi khi Sa Hoàng hiện diện tác dụng hiệu quả thấy rõ.

Một người kể lại: “Sa Hoàng quyết định nhanh chóng cần phải làm gì, ông nhảy lên nóc nhà quan sát, xông vào chỗ nguy hiểm, kêu gọi các quý tộc lẫn dân thường nỗ lực tham gia, và chỉ ngừng khi dập tắt được ngọn lửa. nhưng khi Sa Hoàng vắng mặt, tình hình khác hẳn mọi người dửng dưng đứng nhìn ngọn lửa, mà không làm gì cả. Có giáo dục hoặc trả thêm tiền lương cho họ cũng vô ích, họ chỉ trông chờ cơ hội để hôi của.”

Một nguy cơ khác nữa là lũ lụt Sankt – Peterburg được xây trên cốt nền chỉ cao hơn mực nước biển một chút nên mỗi khi nước sông Neva dâng lên một mét là đủ làm cho thành phố ngập trong nước, vào năm 1706 Sa Hoàng viết thư cho Menshikov như sau:

“Ngày hôm kia gió tây nam đẩy nước lên đến mức mà người ta nói chưa bao giờ cao đến thế. Trong nhà tôi nước lên cao khỏi sàn nhà hơn cả mét còn trong vườn và bên kia đường người ta đi lại thông suốt bằng thuyền. Tuy nhiên nước lũ không ở lâu, không đến ba tiếng đồng hồ. Kể cũng vui khi thấy người dân, không chỉ dân quê mà còn cả phụ nữ ngồi trên nóc nhà và ngọn cây trong cơn lũ. Dù mực nước lên cao nhưng thiệt hại không lớn.”

Hầu như vào mỗi mùa thu, Sông Neva chảy tràn hai bên bờ, các tầng hầm bị ngập hàng hóa và thực phẩm bị hư hại, tấm ván và xà gỗ trôi khắp nơi. Tháng 11/1721 một trận gió tây nam mạnh thổi đến khiến cho nước sông dâng lên, một con tàu buôn hai cột buồm trôi ngang qua các đường phố rồi bị mắc cạn kế bên một ngôi nhà. Vị đại sứ Pháp báo cáo về Paris:

“Thiệt hại không có lời nào kể cho hết, không một ngôi nhà nào còn nguyên vẹn. Tổn thất được ước lượng từ hai đến ba triệu rúp. Nhưng Sa Hoàng vẫn bình tĩnh.”

ngay cả 15 năm sau khi khởi công, dù đã có cung điện tráng lệ và vườn hoa đẹp kiểu pháp, đời sống hàng ngày ở Sankt – Peterburg vẫn như là trong một doanh trại tạm bợ sống theo cách tay làm hàm nhai.

Một trong những vấn nạn là cư dân vùng này không thể tự nuôi sống chính mình. Châu thổ sông Neva với những dải nước, rừng và đầm lầy mênh mông ít khi có vụ mùa tốt, và đôi lúc trong năm mưa dầm hoa màu bị úng và thối trước khi kịp chín. Thành phố Sankt – Peterburg sẽ bị chết đói nếu bên ngoài không tiếp tế.

Vào mùa hè hàng nghìn cỗ xe từ những nơi xa xôi, kể cả Maskva trở thực phẩm đến Sankt – Peterburg, vào mùa đông đường tiếp tế sử dụng xe trượt tuyết. nếu việc tiếp tế chỉ bị chậm trễ một chút, giá cả ở Sankt – Peterburg sẽ lập tức tăng vọt kể cả ở những làng mạc lân cận.

Trong vùng rừng xung quanh Sankt – Peterburg người ta rể bị lạc trong chân trời vô tận gồm rừng cây lá kim thưa thớt bụi rậm và đầm lầy. Vài trang trại nằm trong các khoảng rừng đã khai hoang nhưng đường đi đến nơi không rõ ràng. Gấu và chó sói lang thang khắp vùng lùm bụi lẫn với cây cối to nhỏ này.

Gấu không nguy hiểm lắm vì chúng có thể tìm đủ thức ăn vào mùa hè và ngủ trong mùa đông. Nhưng chó sói kiếm ăn quanh năm trong mùa đông chúng đi thành từ đàn 30 đến 40 con. Đó là khi cơn đói xua chúng đi vào thành phố để bắt chó, thậm chí tấn công ngựa và người. Thỉnh thoảng lại có người bị chó sói tấn công nếu không may mắn họ có thể bị sâu sẽ và bị ăn thịt ngay tại chỗ.

Không chỉ dân thường có ác cảm với Sankt – Peterburg. Các nhà quý tộc Nga và đại sứ nước ngoài càu nhàu và tự hỏi đến khi nào người tạo dựng nên thành phố sẽ chết yểu trước nó. Công chúa Maria tuyên bố “Sankt – Peterburg sẽ không thể kéo dài sau thời đại của chúng ta, ức gì nó sẽ là sa mạc.”

Chỉ một số ít người khác trong đó có Menshikov cho rằng Sankt – Peterburg sẽ trở thành một Venice thứ hai của thế giới, và sẽ có ngày người nước ngoài đến đây vì hiếu kỳ rồi đâm ra ngưỡng mộ vẻ đẹp của nó.

Ít ai có thể hiểu được tình cảm gắn bó mãnh liệt của Pyotr Đại Đế đối với Sankt – Peterburg Sa Hoàng quyết tâm giữ mảnh đất này bằng mọi giá. Ngay cả khi trên chiến trường, Nga đang ở vào thế yếu Pyotr sẵn sàng nhân nhượng để trả lại tất cả lãnh thổ khác mà ông đánh chiếm được nhưng ông không bao giờ chịu từ bỏ Sankt – Peterburg và của Sông Neva.

Ít người Thụy Điển hiểu rằng Sa Hoàng nước Nga đã vĩnh viễn chia lìa đế quốc Thụy Điển ở vùng Baltic, tạo một khoảng hở giữa các tỉnh miền bắc và miền nam Baltic của Thụy Điển, làm gián đoạn đường thông thương ở châu thổ sông Neva.

Pyotr Đại Đế đặt tên thành phố là Sankt – Peterburg theo tên thánh bổn mạng của mình, và nó trở thành “biểu tượng huy hoàng” của triều đại ông, là “thiên đường” của ông, “vườn địa đàng” của ông, là “trái tim và linh hồn của ông”.

Thành phố trở thành biểu tượng cho tất cả những gì quan trọng trong đời ông. Để trốn tránh khỏi kỷ niệm đen tối ngày xưa ở Maskva, để đi đến biển, để có cửa ngõ mở ra công nghệ và văn hóa Tây Âu.

Pyotr Đại Đế yêu mến tha thiết tác phẩm của mình. Ông tìm thấy niềm vui vô tận qua con sông rộng tuôn chảy ra vịnh, qua những con sóng vỗ đập dưới chân pháo đài, qua những ngọn gió mang vị mặn thổi căng các cánh buồm của tàu thuyền nước Nga.

Việc xây dựng thành phố đã trở thành niềm đam mê với ông. Không trở ngại nào có thể ngăn cản việc thực hiện ý tưởng của ông. Ông sẵn sàng dốc hết năng lực của mình, cùng hàng triệu rúp và hàng ngàn mạng sống.

Sau triều đại của Pyotr Đại Đế các Nữ Hoàng và Hoàng Đế Nga sau này biến cả khu vực định cư nguyên thủy xây bằng gỗ và đất nền thành một Thành Phố sáng chói với kiến trúc thiên về Tây Âu.

Với văn hóa và tư tưởng pha trộn giữa Nga và Tây Âu. Một dãy những cung điện và tòa hành chính màu vàng, lam nhạt, lục nhạt và đỏ, được xây lên dọc bờ kè đá hoa cương dài 5 kilomet bên bờ sông Neva.

Với sự hội tụ của gió nước và mây, 150 cây cầu uốn cong nối 19 hòn đảo với những chóp tháp và mái vòm dát vàng những cây cột và ngọn đài hình tháp. Sankt – Peterburg được gọi là “Babylon trên tuyết”“Venice miền bắc”.

Thành phố này sẽ trở thành cái nôi văn học, âm nhạc và kịch nghệ Nga. là trú quán của Pushkin, và hàng chục nhà văn nổi tiếng khác. Trong hai thế kỷ thành phố này là chính trường nơi mà các hoàng đế Nga quyết định vận mệnh đất nước của họ trong khi trị vì một đế chế từ thủ đô mà Pyotr Đại Đế đã tạo dựng.

Đọc thêm:

Sankt-Peterburg
Sankt – Peterburg, Lịch Sử Ra Đời Của Thành Phố Sankt – Peterburg
Thanh-pho-Sankt-Peterburg
Thành phố Sankt – Peterburg là linh hồn và giấc mơ của Pyotr Đại Đế
Cung-dien-mua-he-o-Sankt-Peterburg
Sankt – Peterburg, Lịch Sử Ra Đời Của Thành Phố Sankt – Peterburg