Thói Quen Uống Cafe Có Thể Ngăn Ngừa Bệnh Tiểu Đường Loại 2

0
2263
uong-nhieu-ca-phe-co-the-ngan-chan-benh-tieu-duong-loai-2
Thói Quen Uống Cà Phê Có Thể Ngăn Ngừa Bệnh Tiểu Đường Loại 2

Uống cafe có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại 2

Có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng thói quen uống cafe vào buổi sáng của bạn có thể giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại 2, đó là công bố của một nghiên cứu mới đây.

Các nghiên cứu trên chuột đã phát hiện ra rằng cafestol – một hợp chất có hoạt tính sinh học trong cafe – làm tăng tiết insulin, giảm mức đường huyết lúc đói và cải thiện độ nhạy insulin.

Một tác giả trong nhóm nghiên cứu là Fredrik Brustad Mellbye, thuộc Khoa Nội tiết và Nội khoa tại Bệnh viện Đại học Aarhus ở Đan Mạch, cùng các đồng nghiệp đã công bố kết quả nghiên cứu được của họ trên Tạp chí Sản phẩm Thiên nhiên.

cafe-ngon-va-tot-cho-suc-khoe
Sự Thật Về Những Lợi Ích Cũng Như Tác Hại Của Việc Sử Dụng Cà Phê

Bệnh tiểu đường loại 2 bùng phát khi cơ thể, không thể sản xuất đủ insulin hoặc sử dụng hormone một cách hiệu quả. Kết quả là, lượng đường trong máu sẽ tăng cao khiến cho cơ thể mắc bệnh tiểu đường.

Người ta ước tính rằng có khoảng trên 400 triệu người trên toàn thế mắc bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường loại 2 là dạng tiểu đường phổ biến nhất, chiếm khoảng 90 đến 95 phần trăm của tất cả các trường hợp.

Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng uống cafe có thể giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2. Trong khi một số nghiên cứu gần đây cũng cho biết lượng caffein, một chất kích thích nổi tiếng trong cafe cũng có tác dụng lớn trong việc ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại 2.

Một nghiên cứu mới từ Mellbye và các đồng nghiệp cũng khẳng định và đồng ý với kết quả cafestol làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 trong các nghiên cứu thử nghiệm ở chuột.

Cafestol: Có phải là một loại thuốc trị đái tháo đường?

Để có được các phát hiện trên, nhóm nghiên cứu đã tiến hành trên ba nhóm chuột, tất cả những con chuột đều có nguy cơ cao mắc tiểu đường loại 2.

Trong vòng 10 tuần, một nhóm chuột được cho ăn 1,1 mg cafestol mỗi ngày, một nhóm được cho ăn 0,4 milligram cafestol mỗi ngày, trong khi nhóm còn lại không được ăn chút cafestol nào.

Sau 10 tuần, các nhà nghiên cứu thấy rằng cả hai nhóm được cho ăn cafestol đều giảm 28 đến 30% lượng đường trong máu, so với nhóm không được cho ăn cafestol.

Ngoài ra những con chuột được cho ăn nhiều cafestol cho thấy chúng được cải thiện độ nhạy insulin là 42%, so với nhóm không được sử dụng cafestol, cũng như giảm 20% glucagon lúc đói, là loại hormon làm tăng lượng đường trong máu.

Sau giai đoạn nghiên cứu 10 tuần, các nhà nghiên cứu đã cách ly các đảo nhỏ Langerhans – là các tế bào tụy, có tác dụng tạo ra insulin – từ mỗi nhóm chuột.

Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng các đảo nhỏ được cách ly từ những con chuột được cho ăn cafestol cho thấy số lượng insulin tăng từ 75 đến 87%, so với các đảo nhỏ được cách ly từ nhóm chuột không được sử dụng cafestol.

Theo Mellbye và các đồng nghiệp, phát hiện của họ cho thấy rằng “cafestol có tác dụng chống đái tháo đường” ở chuột có nguy cơ mắc bệnh cao.

“Do đó, cafestol có thể góp phần làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 ở những người uống cafe và có vai trò tiềm năng như một loại thuốc trị đái tháo đường.”

Các nghiên cứu được tiến hành và thử nghiệm trên chuột bởi vì các bộ phận trên cơ thể chuột giống với cơ thể người nhất ngay cả máu. Phần lớn các nghiên cứu trên thế giới đều được tiến hành trên chuột trước nếu như thành công thì gần như 100% sẽ thành công trên người.

Có thể bạn quan tâm: