Tiểu Đường Loại 2
- Tiểu đường loại 2 là dạng tiểu đường phổ biến nhất, chiếm hơn 90% các trường hợp tiểu đường.
Số người cao tuổi được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường đã tăng hơn 4 lần trong 30 năm qua, lên hơn 400 triệu người trên toàn thế giới, đây là con số thống kê từ những trường hợp đã đi khám và được chuẩn đoán là mắc bệnh.
Bệnh tiểu đường loại 2 được người ta gọi là bệnh tiểu đường ở người cao tuổi, hoặc bệnh tiểu đường phụ thuộc vào noninsulin (NIDDM).
Nhưng căn bệnh này không chỉ xuất hiện ở người cao tuổi, mà nó còn được phát hiện ở những người trẻ tuổi, và ngày càng có nhiều người trẻ mắc phải căn bệnh này.
- Tìm hiểu thêm về Bệnh Tiểu Đường Là Gì? Có Các Loại Bệnh Tiểu Đường Nào?
Vậy tiểu đường loại 2 là gì?
* Bệnh tiểu đường loại 2 được tìm thấy nhiều nhất ở người trưởng thành và phần lớn rơi vào những người thừa cân, không có hoạt động thể chất và không tập luyện thể thao. Tuy nhiên ở những người gầy hoặc không đủ cân nặng vẫn rất nhiều người mắc phải căn bệnh này.
Không giống như bệnh tiểu đường loại 1 hiện nay chưa có thuốc hoặc phương pháp nào điều trị dứt điểm.
Nhiều yếu tố và nguy cơ gây bệnh tiểu đường loại 2 có thể được khắc phục ở một số trường hợp mắc bệnh, do đó chúng ta hoàn toàn có thể khắc phục và ngăn chặn tình trạng này.
Tổ chức Bệnh tiểu đường Quốc tế đưa ra bốn triệu chứng báo hiệu cần phải xét nghiệm bệnh tiểu đường ngay lập tức đó là:
- Đi tiểu thường xuyên
- Giảm cân
- mệt mỏi uể oải
- Khát nước thường xuyên và điên cuồng.
- Tìm hiểu thêm về Bệnh Tiểu Đường, Những Nghiên Cứu Của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) .
Nguyên nhân của bệnh tiểu đường loại 2
* Kháng insulin thường là tiền thân của bệnh tiểu đường loại 2 – một triệu chứng mà cơ thể cần nhiều insulin hơn bình thường để di chuyển glucose vào các tế bào bên trong cơ thể.
Kháng insulin trong gan dẫn đến cơ thể tiết ra nhiều glucose hơn, trong khi sức đề kháng của các mô ngoại vi không kịp hấp thụ, có nghĩa là sự hấp thu glucose bị suy yếu.
Sự suy yếu kích thích tuyến tụy tạo ra nhiều insulin hơn nhưng cuối cùng tuyến tụy không thể tiết ra đủ lượng insulin để ngăn lượng đường trong máu tăng quá cao.
Di truyền đóng một phần trong bệnh tiểu đường loại 2 – trong những gia đình có người bị tiểu đường con cháu họ có nguy cơ mắc căn bệnh này cao hơn những gia đình không có người bị bệnh này.
Béo phì và tăng cân là những yếu tố quan trọng dẫn đến kháng insulin và tiểu đường loại 2, cùng với di truyền, chế độ ăn uống, tập thể dục và lối sống không lành mạnh tất cả đều đóng một vai trò nhất định. Chất béo trong cơ thể có tác dụng kích thích đối với sự chuyển hóa insulin và glucose.
Khi bệnh tiểu đường loại 2 được chẩn đoán, các bác sĩ có thể giúp bệnh nhân hiểu về căn bệnh này và có những biện pháp theo dõi, bao gồm cách phát hiện các dấu hiệu hạ đường huyết, tăng đường huyết, và các biến chứng tiểu đường khác.
Cũng như với các loại bệnh tiểu đường khác, dinh dưỡng, hoạt động thể chất tập luyện thể dục thể thao là những yếu tố quan trọng trong việc ngăn chặn và đẩy lùi căn bệnh này.