Tiểu Sử Cornelius Vanderbilt, Ông Hoàng Ngành Công Nghiệp Đường Sắt

0
16899

Cornelius Vanderbilt một cuộc đời huy hoàng

Cornelius Vanderbilt (1794-1877) doanh nhân, giám đốc điều hành người xây dựng nên ngành công nghiệp đường sắt Mỹ.

Ông vua đường sắt ở Mỹ người giàu có và quyền lực nhất thế giới giữa thế kỷ 19. Ông được mệnh danh là người dẫn đường và người mở đầu cho nước Mỹ bước vào một kỷ nguyên mới.

Bối cảnh

Vào nửa cuối thế kỷ 19 sau cuộc nội chiến đẫm máu năm (1861 – 1865), nước Mỹ nằm trên đ>Bối cảnhhoang tàn, đất nước bị suy sụp và kiệt quệ. trong khi cả thế giới đang trong giai đoạn phong kiến thì nước Mỹ lại đi ngược lại với xu hướng này.

Cornelius-Vanderbilt
Cornelius Vanderbilt, Ông Hoàng Ngành Công Nghiệp Đường Sắt

Những người đầu tiên khai sinh ra đất nước này, mà hạt nhân là Tổng Thống đầu tiên của Hoa Kỳ George Washington (1732 – 1799). sau khi giành được độc lập từ thực dân Anh quyết định đưa đất nước đi theo con đường dân chủ, ông không tự lập mình làm hoàng đế giống như tất cả các quốc gia khác trên thế giới lúc này, mà ông lấy danh hiệu là tổng thống và quyết tâm đưa đất nước mà ông mới thống nhất đi theo con đường dân chủ. Ông cũng tự đặt ra các nhiệm kỳ tổng thống, mỗi nhiệm kỳ kéo dài 4 năm và sau hai nhiệm kỳ thì ông tự động từ chức để cho dân chúng bầu cử người khác lên thay thế. Điều đó đã trở thành thông lệ của đất nước này từ đó về sau.

Nhưng tới những năm 1865, sau cuộc nội chiến cả thế giới đang nhìn vào Hoa Kỳ như một sự thất bại thảm hại, khi đi ngược lại với truyền thống phong kiến cha truyền con nối từ hàng nghìn năm nay của tất cả các quốc gia khác.

Nhưng họ không nhận thấy được một điều rằng sau cơn mưa trời lại sáng, và khi ở tận cùng của nỗi đau thì cách duy nhất để vươn lên từ vực thẳm chính là chiến thắng số phận. Bất chấp nó nghiệt ngã tới đâu, và để chiến thắng được số phận thì cần có một cuộc cách mạng, cần có những công nghệ mới và tiên tiến đi trước những quốc gia khác. Đó là bối cảnh ra đời của những mầm mống đầu tiên để mở ra một kỷ nguyên tươi sáng mới, một kỷ nguyên phát triển rạng rỡ của đất nước này.

Và mầm mống đó lại nằm trong tay một người duy nhất không ai khác đó chính là “Cornelius Vanderbilt”.

Đầu đời

Sinh ra vào ngày 27 tháng 5 năm 1794 tại Staten Island, New York. Khi còn nhỏ ông là một người cứng đầu, cố chấp, lì lợm, háo thắng, tới mức gàn dở, ông luôn muốn giành chiến thắng trong mọi cuộc chơi. Ông sẽ mất ăn mất và ngậm một nỗi hằn học ghê gớm nếu như có kẻ nào đó luôn dành chiến trước mình.

Bỏ học năm 11 tuổi ông làm việc trên phà của cha mình ở cảng New York. Tới năm 16 tuổi ông vay 100 đô la để mua chiếc thuyền đầu tiên của mình. Ông bắt đầu kinh doanh trở hàng hóa và hành khách trên chiếc thuyền của mình, bao nhiêu lợi nhuận dồn dập được ông đều mua thêm những chiếc thuyền mới.

Tới những năm 1830 Vanderbilt đã xây dựng nên một đế chế vận chuyển bằng thuyền l>Đầu đờigia, ông kinh doanh theo cách hạ giá vận chuyển. Giá luôn luôn thấp hơn đối thủ, do đó đội tàu của ông luôn đông khách, lợi nhuận trên mỗi khách hàng đều ít hơn đối thủ nhưng lượng khách của ông thì chiếm hết của đối thủ, do đó ông luôn kiếm được nhiều lợi nhuận nhất.

Thâu tóm và sáp nhập đó là cách làm đã ăn sâu bén rễ trong đầu ông, cũng giống như John D. Rockefeller ông thâu tóm tất cả các đối thủ của mình một cách tàn nhẫn và điên cuồng, hoặc là thứ đó sẽ thuộc về ông hoặc là nó sẽ vĩnh viễn biến mất trên đời này.

Tới những năm 60 khi cuộc nội chiến nổ ra, Vanderbilt đã tặng con tàu lớn nhất trong hạn đội tàu của ông cho Hải quân Liên minh. trong thời gian cuộc nội chiến xảy ra mọi thứ đều ảm đạm công việc kinh doanh không được thuận lợi, tất cả tiền bạc công sức đều đổ vào chiến tranh, người người đều phải tham gia vào cuộc chiến, thì chẳng còn ai có thể làm ăn thuận lợi được nữa.

Ngành đường sắt đã bắt đầu được xây dựng ở Hoa Kỳ từ những năm 1720, nhưng nó sơ sài và gần như là không sử dụng vào việc gì được. Nó chỉ được sử dụng để chuyên chở nô lệ da đen và một và mặt hàng có giá trị thấp ở khoảng cách ngắn. Cho tới lúc này nó vẫn chỉ là một thứ gì đó mà chẳng có ai buồn để ý tới. Trải qua những năm nội chiến nó lại càng bị phá hủy và tàn tạ hơn.

Vanderbilt lúc này đang thất vọng với công việc vận chuyển bằng tàu thuyền trên mặt nước của mình vì nó quá ảm đạm khiến cho ông nhàm chán. Ông đang tìm một hướng đi mới, một cái gì đó mới mẻ để thay đổi. Trong một giây phút thoáng qua ông bỗng dưng nghĩ tới đường sắt, nhưng rồi lại quên đi và nghĩ về công việc hàng ngày của mình.

Tới những năm cuối của cuộc nội chiến mọi thứ dường như sụp đổ, tất cả đều mệt mỏi và đất nước thì nằm trên đống đổ nát, mọi người đều chán nản và tuyệt vọng, và tất cả đều là nạn nhân.

Xây dựng đế chế đường sắt

Năm 1864, khi đó Vanderbilt 70 tuổi và đang có khối tài sản cả tiền mặt và tàu thuyền là khoảng 30 triệu đô la (khoảng gần 10 tỷ đô ngày nay). Ông đưa ra một quyết định mà theo tôi nghĩ là trong lịch sử nhân loại cả hàng nghìn năm chỉ có duy nhất một mình ông dám làm điều đó. Ông bán tất cả tàu thuyền của mình, và đầu tư hết tất cả những gì ông có vào đường sắt.

Điều gì đã khiến cho một ông già 70 tuổi sắp gần đất xa trời lại có một quyết định động trời đến vậy. Trong bối cảnh đất nước nằm trên đống đổ nát, đường xá và cầu cống là những nơi bị chiến tranh tàn phá nặng nề nhất thế mà ông lại bán cả gia tài đi để đầu tư vào đường sắt.

Nhưng chính cái quyết định động trời tới mức gàn dở đó lại là điểm bước ngoặt để đưa Cornelius Vanderbilt trở thành một vĩ nhân trong tất cả những vĩ nhân của mọi thời đại. Một mình ông đã vực dậy đất nước sau những năm bị chiến tranh tàn phá nặng nề, không những vực dậy ông còn đưa nước Mỹ lên thành một cường quốc giàu có và hùng mạnh nhất thế giới.

Ông mua lại các tuyến đường sắt với giá rẻ bèo, sau đó đổ tiền của vào để xây dựng, nâng cấp và tái thiết chúng. Vanderbilt nỗ lực hết mình để xây dựng các tuyến đường sắt của ông, chúng sẽ nối liền phía đông và phía tây của đất nước, trải dài qua các thành phố và vùng nông thôn, để vận chuyển hàng hóa đi khắp các vùng miền trên đất nước Hoa Kỳ.

Tháng 4 năm 1865 cuộc nội chiến kết thúc, đất nước bước vào một cuộc tái thiết toàn diện, các cây cầu, đường xá và cả những ngôi nhà nhanh chóng được mọc lên,>Xây dựng đế chế đường sắthát triển rầm rộ. Nhu cầu tất yếu cho sự tái thiết này là vận chuyển, lượng hàng hóa vận chuyển tăng cao chưa từng thấy.

Các chuyến tàu của Vanderbilt luôn luôn đầy ắp tấp nập và nhộn nhịp, khiến cho ông nhanh chóng trở thành người giàu có và quyền lực nhất đất nước. Ở tuổi 72 của cuộc đời ông được tôn vinh là ông hoàng của ngành đường sắt.

Khi Vanderbilt đang hái ra tiền từ vận chuyển bằng đường sắt, thì những người khác họ có tiền và họ cũng muốn kiếm lợi nhuận muốn ăn theo để chia sẻ miếng bánh khổng lồ này. Họ bắt đầu đổ tiền vào để đầu tư kinh doanh đường sắt, khiến cho nền kinh tế Mỹ bước vào một kỷ nguyên phát triển chưa từng thấy.

Việc làm được tạo ra nhanh tới mức chóng mặt, tỉ lệ thất nghiệp gần như là không có, đường sắt nối liền cả nước lại với nhau, và hàng hóa được vận chuyển từ nơi này tới nơi khác một cách dễ dàng mà người ta chưa bao giờ có thể tưởng tượng ra.

Đây cũng là nguồn gốc của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2, trong khi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất được khởi nguồn từ vương quốc anh bằng việc phát minh ra máy hơi nước. Cối xay gió, máy dệt…

Thì giờ đây nó đã lỗi thời và không còn là một thế mạnh nữa. Với việc phát triển nhanh chóng hệ thống đường sắt những quốc gia phát triển mạnh ngành công nghiệp chủ chốt này như Mỹ Và Đức nhanh chóng trở thành những quốc gia dẫn đầu thế giới, về kinh tế. Và không ai khác chính Vanderbilt là hạt nhân của cuộc cách mạng này.

Nhưng cái gì rồi cũng có cái giá của nó, sau một thời gian dài phát triển quá nhanh và mạnh mẽ thì cũng tới lúc đường sắt bị bão hòa. Các công ty đường sắt mọc lên như nấm ở khắp nơi, nhiều tới mức vượt quá cả khả năng hàng hóa có thể cung cấp nhiều lần. Từ lúc chia sẻ lãnh thổ và khách hàng cho nhau do nhu cần vận chuyển quá lớn tới đầu những năm 1970 họ cạnh tranh nhau quyết liệt, giành giật và đấu đá lẫn nhau để dành quyền vận chuyển hàng hóa.

Vanderbilt lúc này cũng đang cố gắng để kiếm đủ được số lượng hàng hóa cho những toa tàu khổng lồ của mình. Ông biết rằng để phát triển và kiếm được nhiều lợi nhuận thì vấn đề không phải là xây dựng thêm những tuyến đường sắt mới mà chìa khóa nằm ở chỗ, kiếm được nguồn hàng mới, ông đang cần một ngành công nghiệp mới non trẻ và sẽ phát triển mạnh mẽ trong tương lai để có thể cung cấp hàng hóa cho những chuyến tàu khổng lồ của ông.

Vanderbilt để ý tới một ngành đang có tiềm năng rất lớn đó là dầu lửa, và ông biết một người có thể nằm trong kế hoạch của ông, đó là John D. Rockefeller một chàng trai trẻ đầy tham vọng nhưng đang trên bờ vực phá sản. ông mời John D. Rockefeller tới gặp mình ở New York sau cuộc gặp một thỏa thuận độc quyền giữa hai người được ký kết.

Tuy nhiên John D. Rockefeller là một người tham vọng tàn nhẫn và táo bạo hơn bất cứ người nào khác. Ông ta nhanh chóng sản xuất dầu quá mức mà Vanderbilt có thể vận chuyển, nhưng ông ta còn lật lọng tới mức, cung cấp dầu của mình cho đối thủ chính của Vanderbilt là thầy trò nhà Thomas Scott và Andrew Carnegie để họ cạnh tranh đối đầu trực tiếp với Vanderbilt.

Cornelius-Vanderbilt-ong-hoang-duong-sat
Cornelius Vanderbilt, Ông Hoàng Ngành Công Nghiệp Đường Sắt

Tới lúc này không còn cách nào khác Vanderbilt đành bắt tay với đối thủ của ông để nâng giá vận chuyển dầu của Rockefeller. Khiến cho Rockefeller phải điêu đứng, nhưng khi ông này tìm ra cách vận chuyển dầu mới bằng các đường ống lớn dưới lòng đất, và không cần tới đường sắt nữa thì ngành đường sắt ngay lập tức rơi vào khủng hoảng. Dầu của Rockefeller chiếm hơn 40% lượng hàng hóa vận chuyển của tất cả các công ty đường sắt.

Vào năm 1973 mọi thứ trở nên hỗn loạn ở khắp nơi chứng khoán của các công ty đường sắt mất giá khủng khiếp và chẳng bao lâu nó sẽ trở thành một đống giấy lộn. Khoảng 1/3 công ty đường sắt đóng cửa trong một thời gian ngắn. Gây ra một cuộc khủng hoảng toàn diện và lớn nhất từ lúc mà nước Mỹ được khai sinh.

Những năm tháng sau đó là những năm ảm đạm công nhân mất việc họ không biết làm gì và phải đi về đâu. Họ kéo nhau về các thành phố lớn để tìm việc. Và hình như chỉ có một người duy nhất được lợi đó là Rockefeller ông ta đang gấp rút mua lại các công ty khác để sáp nhập vào công ty của mình hoặc đóng cửa chúng mãi mãi.

Trong khi cuộc khủng hoảng đang ở lúc đỉnh điểm nhất trước khi kết thúc thì Cornelius Vanderbilt qua đời ngày 4 tháng 1 năm 1877 ở tuổi 82. Kết thúc một cuộc đời đầy thăng trầm, ông luôn chiến đấu không mệt mỏi, không ngừng nghỉ và luôn dành chiến thắng bằng mọi giá nhưng về cuối đời lại bị thất bại nặng nề đau đớn và có phần nhục nhã dưới tay của Rockefeller người được ông lôi lên từ vực thẳm.

Thực ra có thể nói rằng ông không bị đánh bại bởi Rockefeller. Mà ông thất bại trước quy luật phát triển của tạo hóa, mọi thứ luôn phát triển và dầu lửa là một ngành non trẻ, có tiềm năng lớn sớm muộn gì nó cũng sẽ thay thế đường sắt, cũng giống như về sau này điện sẽ thay thế cho dầu để thắp sáng các ngôi nhà.

Có thể bạn quan tâm: