Tiểu Sử Jeff Bezos Và Lịch Sử Ra Đời Của Đế Chế Amazon

0
3675
tieu-su-jeff-bezos-va-amazon
Jeff Bezos nhà sáng lập Amazon và doanh nhân giầu nhất thế giới

Jeff Bezos và sự ra đời của amazon

***  Là người giàu nhất thế giới ông sở hữu số tài sản khổng lồ lớn hơn bất kỳ người nào trong lịch thế giới. Ông là nhân vật đã thay đổi hoàn toàn thói quen mua sắm của người dân trên toàn thế giới và làm thay đổi cả nền thương mại toàn cầu, là người tiên phong trong thời đại kỷ nguyên số, dẫn dắt ngành thương mại điện tử toàn cầu.

  • Khi Amazon được xây dựng vào năm 1995 đầu tiên chỉ là một trang web bán sách, người sáng lập Jeff Bezos đã có tầm nhìn về sự bùng nổ của công ty và sự thống trị của thương mại điện tử.
  • Ngay từ đầu, ông đã muốn xây dựng Amazon thành “một cửa hàng mọi thứ.”

Trong cuốn sách của tác giả Brad Stone năm 2013 về nguồn gốc của Amazon, ông vẽ nên bức tranh rõ nét về những ngày đầu của công ty và con đường nó trở thành một tập đoàn khổng lồ như thế nào ở hiện tại.

“Amazon” không phải là tên gốc của công ty

***  Jeff Bezos ban đầu đặt tên công ty là “Cadabra”. Nhưng luật sư đầu tiên của Amazon là Todd Tarbert đã khuyên ông rằng cái tên này nghe có vẻ giống Cadaver (xác chết) đặc biệt là khi nghe qua điện thoại.

Bezos cũng thích cái tên “Relentless.” Nhưng cuối cùng ông chọn “Amazon” vì ông thích công ty được đặt tên theo con sông lớn nhất thế giới sông Amazon.

amazon
trung tâm của amazon

Những ngày đầu của Amazon, một chiếc chuông sẽ đổ trong văn phòng mỗi khi ai đó mua hàng, và mọi người sẽ tập trung để xem liệu họ có quen với khách hàng hay không.

Amazon bắt đầu hình thành từ nhà để xe của Bezos những ngày đầu các máy chủ của công ty sử dụng quá nhiều điện đến nỗi Bezos và vợ ông không thể chạy nổi máy sấy tóc.

  • Tháng đầu tiên ra mắt, Amazon đã bán sách cho nhiều người ở 50 tiểu bang và 45 quốc gia khác nhau trên khắp thế giới.
  • Các nhà phân phối sách yêu cầu các nhà bán lẻ phải đặt hàng mười cuốn sách một lúc cho mỗi đầu sách, mà Amazon thì lại không cần nhiều hàng như thế để tồn kho hoặc họ không có nhiều tiền vào lúc đó.
  • Jeff Bezos đã ép buộc nhân viên làm việc ít nhất 60 giờ đồng hồ mỗi tuần. và ý tưởng cân bằng giữa công việc và cuộc sống chưa bao giờ tồn tại ở amazon cho tới tận ngày nay.

Một nhân viên cho biết ban đầu anh đã làm việc không mệt mỏi trong 8 tháng – đạp xe tới làm việc từ sáng sớm và ra về rất muộn, anh ta không bao giờ có thời gian để đọc thư, nghỉ ngơi, thư giản hay dành thời gian cho gia đình. Cuối cùng anh xin nghỉ vì những áp lực quá lớn và không có thời cho bất cứ việc gì khác ngoài công việc.

Mùa Giáng sinh điên cuồng đầu tiên của Amazon vào năm 1998

  • Công ty đã vắt kiệt sức lao động của nhân viên đáng kể. Các nhân viên phải thay đổi ca liên tục tại các trung tâm để đáp ứng các đơn đặt hàng.

Họ có thể mang theo bạn bè hoặc gia đình và họ thường xuyên phải ngủ lại trong xe của họ trước khi vào làm sáng hôm sau. Sau lần đó, Amazon thuê rất nhiều nhân viên thời vụ để đáp ứng nhu cầu trong những dịp nghỉ lễ.

  • Khi eBay ra đời, Amazon đã dành nhiều thời gian và nguồn lực để xây dựng một trang đấu giá của riêng mình để cạnh tranh với eBay nhưng đã thất bại.
  • Bezos di chuyển vô cùng nhanh, ông thường tạo ra sự hỗn loạn, sự sợ hãi của nhân viên amazon khi thấy ông, đặc biệt là ở các trung tâm phân phối của Amazon.

Amazon phải trải qua cơn khủng hoảng ngày càng trầm trọng vào cuối những năm 90 và đầu những năm 2000 do tác động của việc vỡ bong bóng dot com. Các cơ sở bị đóng cửa hàng giờ vì tình trạng ngừng hoạt động của hệ thống, những đống sản phẩm lớn bị tồn kho, và không có kế hoạch cho các sản phẩm mới.

Vào đầu năm 2002, Bezos giới thiệu khái niệm “hai đội pizza” tới Amazon

  • Nhân viên được tổ chức thành các nhóm ít hơn mười người, số người vừa đủ để ăn hết hai chiếc bánh pizza, và ​​sẽ làm việc tự quản.

Các đội phải đặt ra các mục tiêu nghiêm ngặt, với phương trình để đo lường thành công của họ. Những phương trình này được gọi là “chức năng thể dục”, và theo dõi những mục tiêu đó là cách Bezos quản lý đội của mình.

  • Nhiều nhân viên ghét “hai đội pizza”, và đặc biệt là sự căng thẳng của các thành viên trong nhóm.
  • Khách hàng không hài lòng có thể gửi email trực tiếp đến Jeff Bezos và ông sẽ chuyển tiếp tin nhắn đến đúng người phụ trách khâu đó – với một sự phẫn nộ đáng sợ: “?”

“Khi các nhân viên của Amazon nhận được email đánh dấu câu hỏi của Bezos, họ sợ hãi, lo lắng và có phản ứng giống như đang có một quả bom sẽ nổ ngay lúc đó”.

Họ phải mất tới vài giờ đồng hồ để xử lý các vấn đề mà Bezos đã đánh dấu và chuẩn bị để giải thích kỹ lưỡng về việc sự cố xảy ra như thế nào. Một phản hồi sẽ được xem xét bởi một loạt các nhà quản lý trước khi câu trả lời được trình bày với Bezos. Những email này được biết đến là phương pháp của Bezos nhằm đảm bảo tiếng nói của khách hàng luôn được lắng nghe bên trong công ty.

Amazon thuê nhân công theo mùa vụ, nhưng vào mùa lễ vẫn rất khó khăn vất vả cho các đội hậu cần

  • Điều kiện làm việc tại các trung tâm của Amazon từ lâu đã nổi tiếng là tệ hại và có một số câu chuyện về những người lao động “nổi loạn”.
tieu-su-jeff-bezos
Jeff Bezos nói chuyện với các nhân viên của Amazon

Jeff Bezos là một ông chủ đòi hỏi nhiều và có thể nổi khùng với nhân viên. Đã có tin đồn ông thuê một huấn luyện viên để hạ hỏa mỗi lần như thế.

Bezos được biết đến với những phản ứng bực bội hoặc châm biếm đối với nhân viên nếu ông không hài lòng với những gì họ báo cáo.

Dưới đây là trích đoạn từ cuốn sách “jeff bezos và kỷ nguyên amazon” của Brad Stone:

“Trong một cuộc họp đáng nhớ, Bezos đã khiển trách [Diane] Lye và các đồng nghiệp của cô một cách khủng khiếp, nói với họ rằng họ ngu ngốc và họ nên trở lại sau một tuần khi họ biết được họ đã làm gì. Rồi ông bước đi vài bước, đứng im như thể có chuyện gì bất ngờ xảy ra với ông, sau đó xoay quanh, và nói thêm, “Nhưng mọi người làm việc rất tốt.”

Có thể bạn quan tâm: