John D. Rockefeller người giàu nhất lịch sử thế giới mọi thời đại, ông vua ngành công nghiệp dầu lửa
Rockefeller Doanh nhân, Giám đốc điều hành, Nhà lãnh đạo doanh nghiệp, nhà từ thiện nổi tiếng người Mỹ (1839–1937)
John D. Rockefeller là cha đẻ của ngành công nghiệp dầu lửa, ông được mệnh danh là người thắp sáng nước nước Mỹ nửa cuối thế kỷ 19. Ông cũng được bình chọn là người giàu nhất thế giới của mọi thời đại và cũng là nhà từ thiện huyền thoại khi cho đi khối tài sản lớn hơn bất kỳ người nào khác trong lịch sử thế giới.
Ông vượt qua đối thủ chính của mình là Andrew Carnegie do có tài sản lớn hơn và cũng sống lâu hơn để làm từ thiện. Nếu tính ra tỉ giá ngày nay thì khối tài sản của ông nhiều hơn mấy lần so với Jeff Bezos người giàu nhất thế giới hiện nay với hơn 110 tỷ đô la.
Những năm đầu đời
John D. Rockefeller sinh ngày 8 tháng 7 năm 1839 ở Richford, New York là con thứ 2 trong một gia đình nghèo có 6 người con. Ngay từ khi còn nhỏ ông đã bộc lộ bản chất doanh nhân và bản năng kinh doanh thiên tài của ông bằng cách bán bánh kẹo cho những trẻ em khác trong cùng khu vực để kiếm tiền phụ giúp gia đình.
Năm 16 tuổi ông tìm được một công việc làm nhân viên kế toán cho một công ty tên là Hewitt & Tuttle, ông làm việc chăm chỉ miệt mài, trong những năm làm việc ở đây ông phát hiện ra rất nhiều thế mạnh của mình, trong đó có một công việc mà ông rất thích đó là tính toán chi phí vận chuyển.
Rockefeller dần dần phát hiện ra rằng dầu mỏ có tiềm năng thay đổi thế giới, và sẽ biến ông trở thành người giàu có, nhưng ở thời đó đã có quá nhiều người đi đào dầu mỏ và việc khai thác dầu thông thường chỉ đơn thuần biến ông thành một người công nhân khai thác không hơn không kém, nó không cho ông có được những gì mà ông mơ ước.
Rockefeller nhìn thấy những gì mà người khác không nhìn thấy, ông tìm một cách khác để có thể kiếm lời từ dầu hỏa, cuối cùng với sự giúp đỡ của một người bạn ông biết được rằng nếu đun sôi dầu ở mức nhiệt 350 độ dầu sẽ bốc hơi và sau khi làm lạnh ông sẽ có một sản phẩm tinh khiết.
Những suy nghĩ và tính toán của Rockefeller đã đưa ông lên một đẳng cấp khác so với những đối thủ của ông, thay vì bon chen như những người công nhân khác để tranh dành đào những giếng dầu, người kinh doanh khôn ngoan sẽ lọc chỗ dầu đó rồi đem bán kiếm lời.
Năm 24 tuổi Rockefeller đầu tư toàn bộ số tiền mình tiết kiệm được trong những năm tháng đi làm trước đây, khoảng 4 nghìn đô la để xây dựng một nhà máy lọc dầu đầu tiên. Đến năm 27 tuổi công ty của ông đang trên bờ vực phá sản, sau những năm tháng hoạt động không hiệu quả, ít vốn và thị trường cũng không có nhiều.
Ngay lúc này một cơ hội vàng đã đến với Rockefeller. Cũng giống như những phép màu kỳ diệu luôn luôn được Thượng Đế tạo ra để ban tặng cho những đứa con xuất chúng của Người. Ngành đường sắt sau nhiều năm hoạt động và phát triển nhanh tới chóng mặt giờ đây đang đạt đến mức bảo hòa, khan hiếm hàng hóa để vận chuyển và lợi nhuận thì bị sụt giảm đáng kể.
Ông vua ngành đường sắt và cũng là người giàu có và quyền lực nhất đất nước lúc này là Cornelius Vanderbilt đang nỗ lực tìm kiếm thị trường mới để lấp đầy hàng hóa cho những chuyến tàu của ông ta. Ông tìm kiếm và để ý tới những ngành công nghiệp mới nổi, và nhận thấy Rockefeller là người mà ông có thể sử dụng được trong kế hoạch của mình.
Vanderbilt mời Rockefeller tới gặp ông ở New York. Đối với chàng trai trẻ Rockefeller đây là một cuộc gặp định mệnh là một cơ hội để thay đổi cuộc đời, là lối thoát cho mọi rắc rối mà ông đang gặp phải và cũng là lối thoát duy nhất để cứu vãn công ty đang trên bờ vực phá sản của mình.
Sau cuộc gặp một thỏa thuận độc quyền vận chuyển dầu giữa hai người được xác lập theo đó dầu của Rockefeller sẽ được chuyển tới các vùng miền xa hơn trên khắp đất nước, còn những chuyến tàu của Vanderbilt thì được lấp đầy hàng hóa.
Có một vấn đề duy nhất là Rockefeller hứa cung cấp cho Vanderbilt hơn 60 toa xe lửa dầu mỗi ngày. Để thỏa thuận được thực thi và để Vanderbilt lấp đầy hàng hóa trên những toa tàu của mình, nhưng thực tế Rockefeller chỉ sản xuất chưa được một nửa số lượng đó. Và ông không biết làm cách nào để có thể cung cấp đủ số lượng dầu lớn tới mức như vậy.
Rockefeller nắm bắt cơ hội này một cách ngoạn mục mặc dù biết khó khăn phía trước của mình, đó cũng là nhân cách và cá tính của những vĩ nhân xuất sắc ở mọi thời đại, cơ hội đã tới với họ thì sẽ không bao giờ có thể bước qua cuộc đời họ mà tới bên người khác được nữa.
Rockefeller chỉ cần tìm cách để tăng sản lượng dầu của mình lên, đây là một nhiệm vụ khó khăn còn hơn cả những khó khăn trước khi ông có được thỏa thuận này. Khi ông đã chấp nhận thỏa thuận với người đàn ông giàu có và quyền lực nhất đất nước thì sẽ không có chỗ cho thất bại hay những lời nói suông. Nhưng Rockefeller luôn giành chiến thắng trước mọi thách thức trong suốt cả cuộc đời mình.
Rockefeller cần nhanh chóng mở rộng công ty của mình, nhưng trong lúc công ty đang trên vực phá sản điều này lại càng khó khăn hơn, không có tiền ông kêu gọi tới các nhà đầu tư. Nhưng mọi việc không đơn giản Thượng Đế luôn tạo ra những phép màu kỳ diệu vào đúng thời điểm cần thiết nhất. Nhưng Người sẽ không giải quyết mọi vấn đề, để cho người ta chỉ việc hưởng thụ không. Thượng đế tạo ra cái đầu và bắt người ta phải suy nghĩ để sử dụng được những cơ hội của Người.
Rockefeller kêu gọi những nhà đầu tư nhưng không ai bỏ tiền vào đầu tư cả, dầu hỏa đang bị mang tiếng xấu, những vụ phát nổ động trời gây thiệt hại khủng khiếp, trên khắp các mặt báo, đâu đâu cũng có những thông tin nóng hổi giật gân về những vụ cháy nhà, cháy công ty, chết người và thiệt hại về kinh tế do dầu gây ra ở khắp đất nước.
Do nhu cầu tăng cao nên các công ty khác bán ra thị trường loại dầu kém chất lượng dễ bay hơi khiến cho dầu bị áp đặt cho một tiếng xấu là nguy hiểm.
Không lùi bước trước khó khăn ông suy nghĩ để giải quyết vấn đề, chính trong những thời điểm khó khăn đó mà Rockefeller đã đi những nước cờ mà người đời sau chỉ có thể nói là của một thiên tài, ông cho dầu vào trong những chiếc hộp bền bỉ.
Không thể bay hơi ra ngoài được cho tới khi tới tay người sử dụng và nó chắc chắn tới độ họ phải sử dụng một dụng cụ khác mới có thể tháo nắp ra để sử dụng được. Và đặt tên là Standard Oil (dầu tiêu chuẩn). Đó là bối cảnh ra đời của cái tên huyền thoại Standard Oil một tập đoàn cung cấp tới hơn 90%, sản lượng dầu cho thắp sáng cho toàn nước Mỹ cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20.
Rockefeller đưa Standard Oil ra thị trường nỗi ám ảnh về dầu nguy hiểm lập tức biến mất, và biến nó thành một món hàng được săn đón trên toàn quốc. Khiến cho các nhà đầu tư kéo nhau đến với Rockefeller.
Ông nhanh chóng mở rộng công ty và nâng mức sản xuất của mình lên thành nhà máy sản xuất dầu hỏa lớn nhất quốc gia. Trong khi thỏa thuận độc quyền của ông ta với Vanderbilt đã khiến cho dầu của Rockefeller tới được mọi miền trên khắp đất nước từ nhà máy của mình với giá rẻ bất ngờ.
Nhưng tham vọng của Rockefeller còn lớn hơn những gì người ta có thể tưởng tượng. Ông nhanh chóng sản xuất vượt quá mức mà Vanderbilt có thể vận chuyển, từ mức không thể lấp đầy các chuyến tàu của đối tác bây giờ ông còn vượt quá khả năng có thể vận chuyển của người đã đưa cho ông một cơ hội để kéo ông lên từ vực thẳm.
Không còn lựa chọn nào khác Rockefeller nghĩ tới đối thủ không đội trời chung của Vanderbilt là Thomas Scott chủ tịch của một trong những hãng xe lửa lớn nhất quốc gia. Ông này đang khao khát vị trí của Vanderbilt để làm bá chủ của ngành đường sắt và ông biết rằng chìa khóa để giải quyết vấn đề là một thỏa thuận với Rockefeller.
Thomas Scott cùng với người học trò của ông, một thanh niên thông minh nhanh nhẹn dám nghĩ dám làm tên là Andrew Carnegie tới gặp Rockefeller, một thỏa thuận giữa họ đã được xác lập. Đây là một thỏa thuận tốt hơn so với thỏa thuận mà Rockefeller đã đạt được trước đây với Vanderbilt.
Sau khi ký thỏa thuận này Rockefeller đã đẩy 2 công ty đường sắt lớn nhất Hoa Kỳ đối đầu với nhau. Dầu lửa là thứ mà các công ty đường sắt không thể để mất, vậy nên họ chiến đấu kịch liệt với nhau để dành quyền vận chuyển. Nắm được các công ty đường sắt trong tay Rockefeller vận chuyển dầu của ông tới tất cả mọi vùng miền trên đất nước, và số lợi nhuận kiếm được ông mua lại các công ty đối thủ khác, mục tiêu của ông là sở hữu tất cả nhà máy lọc dầu trên khắp đất nước.
Cornelius Vanderbilt bây giờ nhận ra rằng, ông đã tạo ra một con quái vật, một con quái vật khổng lồ nguy hiểm và không từ một thủ đoạn nào để giành chiến thắng trong mọi cuộc chơi. Ngành đường sắt sau nhiều năm phát triển nhanh chóng giờ đây đang rơi vào tình trạng bão hòa có quá nhiều công ty đường sắt, trong khi lượng hàng hóa vận chuyển thì khan hiếm.
Dầu của Rockefeller thì chiếm tới 40% số lượng vận chuyển của ngành đường sắt. Nhưng để trả thù Rockefeller vì sự ngỗ ngược của mình Vanderbilt đã bắt tay với đối thủ của ông để nâng giá vận chuyển.
Rockefeller coi hành động này như một cuộc chiến tranh, không có đường sắt dầu của ông sẽ chỉ như một đống phế liệu sản xuất ra mà không để làm gì cả, nhưng nếu chấp nhận mức giá trên trời kia thì khác gì ông đi làm công không để nuôi lớn những con cá mập và rồi họ sẽ nuốt chửng ông nếu có cơ hội.
Lại một thách thức mới có thể sẽ nhấn chìm ông trong sự vô danh và ô nhục của thất bại, nhưng cũng có thể đó sẽ là một thách thức để đưa ông lên một vị trí cao hơn cả một sự vĩ đại thông thường.
Rockefeller quyết tâm tìm ra cách khác để vận chuyển dầu. Ông biết là nếu không tìm ra, liên minh đường sắt sẽ thắng. Và ông sẽ phải từ bỏ cuộc chơi, nhưng một lần nữa Rockefeller giải quyết vấn đề một cách ngoạn mục tới mức mà không một ai có thể ngờ tới.
Sau nhiều tháng trời suy nghĩ, tìm kiếm và đang mong chờ một ý tưởng thông thái ở đâu đó có thể cứu vãn tình thế cho ông, thì một công nhân trong nhà máy tới báo cáo về các sự cố có thể xảy ra nhà máy đã hoạt động lâu đang trong tình trạng nguy hiểm và cần được nâng cấp.
Rockefeller tới thăm nhà máy, cho thay thế các đường ống cũ bằng những cái mới tốt hơn ông đứng ngắm nhìn công nhân làm việc và nhận ra một điều rằng. Ở trong nhà máy dầu được vận chuyển bằng các đường ống lớn. Rockefeller phát hiện ra rằng những đường ống đó có thể vận chuyển dầu ở một khoảng cách ngắn thì cũng có thể vận chuyển ở một khoảng cách dài hơn.
Ông đang nghĩ tới việc xây dựng một hệ thống vận chuyển dầu khổng lồ để loại bỏ đường sắt ra khỏi công việc kinh doanh của mình. Việc đầu tư một hệ thống đường ống lớn như vậy cần một sự đầu tư vô cùng lớn và rất mạo hiểm nếu không thành công.
Nhưng lúc này Rockefeller có tiền và ông cũng sẽ chết nếu như không đầu tư vào đây. Nếu thành công ông sẽ nâng phần thưởng của mình lên cả hàng trăm lần. Chiến thắng đối thủ, tiêu diệt ngành đường sắt, đưa ngành công nghiệp dầu lửa thay thế đường sắt để thống trị thị trường và ông sẽ ngồi trên đỉnh cao huy hoàng khi nắm trong tay ngành dầu lửa.
Ông bắt đầu cho xây dựng các đường ống, công nhân làm việc nhiều giờ mỗi ngày, nổ mìn qua các dãy núi và vùng nông thôn lắp hơn 1,5 dặm đường ống mỗi ngày. Cuối cùng hệ thống đường ống cũng hoàn thành dài hơn 4000 dặm, chạy thẳng từ Ohio tới Pennsylvania, và kết nối hàng ngàn giếng dầu hấp dẫn nhất thế giới tới thẳng nhà máy của Rockefeller. Với thành công ngoạn mục này Rockefeller đã chính thức tiêu diệt ngành đường sắt và cách mạng hóa việc vận chuyển dầu trên khắp thế mãi mãi.
Đường sắt là một ngành lớn mạnh nhất Hoa Kỳ ở thời điểm đó, là xương sống của đất nước là biểu tượng cho sự phát triển của quốc gia. Đường sắt cũng đã biến Hoa Kỳ thành quốc gia đi đầu trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai. Đưa Hoa Kỳ từ một đống đổ nát sau nội chiến thành quốc gia giàu có và hùng mạnh nhất trên thế giới.
Mở ra một kỷ nguyên mới cho đất nước này, kỷ nguyên dẫn dắt và lãnh đạo thế giới từ khi đó cho tới tận ngày nay. Không ai nghĩ rằng sẽ có một ngành nào khác có thể thay thế được nó và cũng không ai có đủ khả năng để đánh bại ngành đường sắt. Nhưng với bước đi của mình Rockefeller đã đánh bại ngành đường sắt khiến cho nó sụp đổ và không bao giờ có thể phục hồi lại được như thời kỳ hoàng kim của nó nữa.
Đó cũng là một quy luật tất yếu, cái gì phát triển quá nhanh và mạnh thì cũng đến lúc già nua cằn cỗi và héo úa. Khi mà đầu tư vào đường sắt đang hái ra tiền, thì tất cả những ai có tiền đầu mong muốn đầu tư vào để chia sẻ miếng bánh lợi nhuận, tới khi đầu tư quá tay lượng hàng hóa không có đủ để vận chuyển thì họ đấu đấu đá giành giật lẫn nhau để lo cứu mình và loại bỏ các đối thủ. Nhưng ngay cả tới khi giành giật rồi mà vẫn không thể cứu vãn nổi thì nó bắt đầu rơi vào hoảng loạn.
Cổ phiếu giảm mạnh, các nhà đầu tư thì kinh hãi và bắt đầu bán tháo. Bầu không khí hoảng loạn bao trùm. Gần 400 công ty đường sắt khoảng 1/3 số công ty trên cả nước phá sản. Bong bóng đường sắt nổ tung và hệ quả tất yếu là một cuộc khủng hoảng xảy ra điều này thì không ai có thể biết trước. Vụ sụp đổ kinh hoàng đầu tiên của một nước Mỹ non trẻ, thị trường chứng khoán đóng cửa 10 ngày liền.
Cuộc hoảng loạn sau đó đã đưa tới một thời kỳ đen tối khác một giai đoạn trì trệ trên khắp cả nước. Một lượng lớn, rất lớn công nhân bị sa thải họ mất việc và không biết phải làm gì cả, họ đổ về các thành phố lớn để kiếm việc làm. Đây lại là cơ hội vàng cho Andrew Carnegie để ông xây nên những ngôi nhà và thành phố bằng thép của mình.
Trong cơn hoang mang, công nhân đang đổ về các thành phố lớn để kiếm việc làm, còn những công ty lớn nhất quốc gia đang ngắc ngoải, thì John D. Rockefeller đang tính toán những nước cờ tiếp theo của mình ông mua lại các công ty đang gục ngã với hai mục đích để sáp nhập vào công ty của ông hoặc để đóng cửa nó mãi mãi.
Khi cơn khủng hoảng qua đi Rockefeller đã tạo nên một đế chế các công ty lớn nhất Hoa Kỳ. và ngành dầu lửa của ông cũng thay thế đường sắt để dẫn dắt nền kinh tế quốc gia. Trong khi đang bận rộn mua bán sáp nhập để mở rộng đế chế của mình, thì Rockefeller nhận được tin ông vua của ngành đường sắt Hoa Kỳ, người đã làm thay đổi lịch sử thế giới mãi mãi. Cornelius Vanderbilt, qua đời ở tuổi 82. Để lại đế chế đường sắt trị giá 100 triệu đô la cho con trai mình một người có trí thông minh hạn chế.
Sau khi Vanderbilt qua đời người duy nhất cản trở Rockefeller thống trị thị trường dầu là Thomas Scott, ông này và học trò của mình Carnegie đang vật lộn để sống sót. Nhưng Rockefeller vẫn phải sử dụng tàu của họ để vận chuyển dầu của ông tới Pittsburgh, Pennsylvania do các đường ống của Rockefeller không được nối dài tới đây.
Trong khi đó Thomas Scott tính toán rằng nếu như không kinh doanh sang lĩnh vực khác thì ông sẽ bị ngành đường sắt nhấn chìm. Ông đưa ra một kế hoạch táo bạo để mở rộng đế chế của mình, ông lấn sân sang ngành dầu lửa của Rockefeller, ông cho xây dựng các đường ống riêng của mình.
Điều đó khiến cho Rockefeller tức giận và không hài lòng, ông ta đang bị đối thủ lấn sân và xem đó như một hành động hèn hạ không thể tha thứ. Thomas Scott đang khai chiến và không còn cách nào khác là ông sẽ phải dạy cho người này một bài học.
Thomas Scott đang nắm trong tay con đường vận chuyển dầu của Rockefeller tới Pittsburgh, Pennsylvania và ông coi đây như là con át chủ bài, là quân cờ định mệnh để tấn công Rockefeller. Nhưng ông đã đánh giá Rockefeller hơi thấp.
Rockefeller quyết định đóng cửa nhà máy ở Pittsburgh và không vận chuyển dầu tới đây nữa. Việc đóng cửa nhà máy sẽ tốn của Standard Oil cả một gia tài về doanh thu, nhưng với Rockefeller, tiêu diệt đối thủ còn quan trọng hơn bất kỳ điều gì khác. Không có dầu của Rockefeller, Scott mất gần một nửa doanh thu, khiến ông phải sa thải 10 ngàn lao động, và quyết liệt cắt giảm tiền lương.
Những người công nhân xuống đường phản đối, và khi bóng tối bao trùm thì bạo lực lên ngôi, họ đốt phá và đạp đổ bất cứ thứ gì ở trước mặt họ, không trừ một thứ gì. Trước khi trời sáng, hàng trăm ngôi nhà và hàng ngàn toa tàu bị phá hủy. Công ty của Thomas Scott nằm trên một đống đổ nát.
Đó là cách mà chủ nghĩa tư bản làm việc, đường sắt từng là nhà cung cấp vận tải lớn nhất cho dầu lửa, và cũng chính là vị cứu tinh của Rockefeller. Nhưng cuối cùng thì lại bị một tay của Rockefeller làm cho sụp đổ.
Thomas Scott thất bại, bị thua cuộc, bị làm nhục, mất tất cả và không bao giờ có thể phục hồi lại được, ông mất trong một ngày trời mưa năm 1881 và được chôn ở ngoại ô Philadelphia. Cái chết của Thomas Scott cũng làm cho cuộc đối đầu sống còn giữa học trò của ông Andrew Carnegie và John D. Rockefeller về sau trở nên vô cùng căng thẳng và gay gắt.
Tới đây thì Rockefeller đã đánh bại hầu hết mọi đối thủ nặng ký của ông, không ai có thể cản trở ông được nữa, nhưng thế giới luôn phát triển chứ không bao giờ dừng lại ông sẽ lại vướng vào những cuộc đối đầu mới, tàn khốc hơn nguy hiểm hơn nữa, những công nghệ mới và những thay đổi mới.
Một nhà phát minh huyền thoại của thế giới tên là Thomas Edison với hơn một nghìn bằng sáng chế trong tay ông đang thực hiện tiếp những phát minh của mình về bóng điện và dòng điện. Những phát minh này sau đó sẽ được nhà tài chính huyền thoại J.P. Morgan cách mạng hóa nó, để thay thế cho dầu của Rockefeller thắp sáng không những trên toàn nước Mỹ mà là trên toàn thế giới.
Cuộc cách mạng về điện của J.P. Morgan có ảnh hưởng sâu sắc hơn, rộng lớn hơn và toàn diện hơn nhiều so với cách mạng về đường sắt của Cornelius Vanderbilt, cách mạng dầu lửa của John D. Rockefeller, cách mạng sắt thép của Andrew Carnegie.
Khi điện đang có nguy cơ thay thế dầu hỏa để thắp sáng nước Mỹ, Rockefeller lại giở những thủ đoạn kinh doanh truyền thống của mình ra, ông tung tin đồn viết lên báo chí ở khắp nơi rằng điện là một thứ vô cùng nguy hiểm nó giết người một cách đau đớn và dã man, ông kêu gọi mọi người tẩy chay điện và không sử dụng nó để thay thế cho dầu hỏa của ông. Ông chi nhiều tiền cho những chiến dịch quảng cáo báo chí để người dân thấy sự tác hại của nó.
Nhưng thế giới luôn thay đổi và phát triển để tiến về phía trước, như một quy luật tất yếu. Điện vẫn sẽ được sử dụng để thay thế cho dầu thắp sáng nước Mỹ. Mọi cố gắng của Rockefeller cũng không thể thay đổi được quy luật của tạo hóa này. Nhưng ông vẫn không chịu thua không thể thay đổi được quy luật lịch sử thì ông thay đổi chính mình để có thể tồn tại cùng với quy luật của sự thay đổi đó.
Vào năm 1905 khi mà Henry Ford khởi đầu cho một ngành công nghiệp mới ngành công nghiệp xe hơi, Rockefeller đã một lần nữa nắm bắt cơ hội ông đã nghiên cứu ra cách để lọc sản phẩm dầu của mình thành xăng, để cung cấp cho các động cơ máy ở xe của Henry Ford và vẫn tiếp tục đưa ngành dầu lửa của ông phát triển lên cùng với thời đại.
Đến năm 1911 đế chế dầu lửa Standard Oil của Rockefeller bị tòa án tối cao của Hoa Kỳ phát quyết là một công ty độc quyền bất hợp pháp và bị chia tách thành 34 công ty nhỏ hơn.
Tới đây tưởng chừng đã chấm dứt, mọi người cho rằng như thế là đã hết một thời hoàng kim của Rockefeller và đế chế Standard Oil của ông cũng sẽ đi vào dĩ vãng, nhưng lại một lần nữa điều đó lại biến thành một lợi thế đối với Rockefeller. Khi ông vẫn là cổ đông lớn nhất và có cổ phần nhiều nhất ở tất cả các công ty con.
Trong khi các công ty con thì liên tục làm ăn có lãi và đạt mức lợi nhuận cao chưa từng thấy. Biến Rockefeller thành người giàu có nhất trong tất cả những người giàu có trên thế giới từ trước tới giờ. Khối tài sản của riêng ông chiếm khoảng 2% tài sản của cả nước Mỹ ở thời điểm đó, so với Bill Gate hay Jeff Bezos mà quy đổi ra tiền bây giờ thì ông giàu có hơn cả hai người họ cộng lại gấp mấy lần.
Ông dành những năm tháng cuối đời của mình để làm từ thiện, ông cho đi số tiền nhiều hơn bất cứ người nào khác, ông xây dựng nhiều trường đại học và các khu công cộng. Ông cùng với đối thủ chính của mình Andrew Carnegie làm từ thiện điên cuồng trong những năm cuối đời của họ, ông nhiều tiền hơn và cũng sống thọ hơn Andrew Carnegie 18 năm nên ông từ thiện được nhiều hơn. Ông mất vào năm 1937 kết thúc một cuộc đời hoàng kim và đầy ý nghĩa.
Có thể bạn quan tâm: