Bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng nguyên nhân triệu chứng và bí quyết chữa trị

0
4666

Bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng

*  Để điều trị được viêm loét dạ dày-tá tràng bạn cần loại bỏ được vi khuẩn HP ra khỏi cơ thể, tiếp đến là thay đổi lối sống, thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học… Nhưng trước tiên để có thể điều trị được bệnh, bạn cần hiểu rõ về nguồn gốc của bệnh, những nguyên nhân gây bệnh, để có thể điều trị một cách khoa học và hiệu quả.

Viêm loét dạ dày-tá tràng là bệnh vô cùng phổ biến ở nước ta, và thường xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Nếu như được phát hiện sớm bệnh này thường rất dễ chữa trị và có thể khỏi hoàn toàn, còn nếu để bệnh trong thời gian lâu dài nhiều năm khiến nó trở thành mạn tính, thì rất khó để có thể chữa khỏi được. Tuy nhiên bệnh này hầu hết ở giai đoạn đầu thường bị bỏ qua và không để ý tới, những triệu chứng lúc đầu cũng không rõ ràng và cụ thể nên thường bị xem nhẹ và bỏ qua cho tới khi bệnh nặng lên thì mới tìm cách để chữa trị.

Bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng là gì?

*  Viêm loét dạ dày, tá tràng là căn bệnh gây tổn thương viêm và loét trên niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng (phần đầu của ruột non). Những tổn thương này xảy ra khi lớp niêm mạc (màng lót bên trong cùng) của dạ dày hay tá tràng bị bào mòn và các lớp bên dưới thành dạ dày hay thành ruột bị lộ ra. >Bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng là gì?ét ở dạ dày chiếm 50% – 60%, trong đó vết loét ở bờ cong nhỏ dạ dày chiếm 20%- 25% trong các trường hợp bị mắc bệnh.

Hai nguyên nhân chính gây nên bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng

1, Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (Vi khuẩn HP)

Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) là vi khuẩn sống trong lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Nó làm suy yếu lớp nhầy bảo vệ dạ dày, vi khuẩn HP tiết ra chất kích thích dạ dày sản sinh nhiều axit hơn, đồng thời tạo nên một số độc tố làm tổn thương các tế bào nằm bên dưới lớp nhầy. Sự tác động này khiến cho>1, Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (Vi khuẩn HP)m loét dạ dày-tá tràngu hóa của dạ dày, từ đó gây ra tình trạng viêm loét dạ dày-tá tràng. Ở môi trường acid trong dạ dày vi khuẩn HP tồn tại bằng cách tiết ra một loại enzyme là Urease giúp nó trung hòa độ acid trong dạ dày.

Theo một số thống kê cho thấy ở nước ta số người bị nhiễm vi khuẩn HP lên tới trên 70%, nhiều hơn so với số người nhiễm loại vi khuẩn này trên toàn thế giới là 50%.

Vi khuẩn HP là một nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư dạ dày. Còn việc nhiễm vi khuẩn HP có chuyển sang ung thư dạ dày hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như cơ địa của từng người, chế độ ăn uống và độc tính của vi khuẩn. Vi khuẩn HP được Tổ chức Ung thư Quốc tế xem như là thủ phạm số một gây ra ung thư dạ dày và khuyến cáo rằng không có HP sẽ làm giảm ung thư dạ dày. Cần phải khẳng định rằng vi khuẩn HP là một trong các nguyên nhân dẫn đến ung thư dạ dày, chứ không phải cứ có vi khuẩn HP là bị ung thư dạ dày.

Vi khuẩn HP lây qua đường nào?

+ Vi khuẩn HP lây lan từ người có mang vi khuẩn sang người không mang vi khuẩn là rất nhiều, và rất phổ biến và thường lây lan qua 3 con đường như sau:

Đường miệng: Đây là đường lây truyền chủ yếu của vi khuẩn HP, lây lan do tiếp xúc nước bọt hay dịch tiết đường tiêu hóa của người mắc bệnh và người lành. Thông thường trong gia đình có người nhiễm HP thì khả năng những người khác cũng nhiễm là rất cao.

Đường phân-miệng: Vi khuẩn đào thải qua phân và là nguồn lây lan sang cộng đồng, do thói quen sinh hoạt ăn đồ sống, tắm rửa ao hồ, nguồn nước không sạch sẽ cũng có thể bị nhiễm vi khuẩn HP.

Đường khác: Có thể bị lây nhiễm do khám chung các thiết bị y tế như nội soi dạ dày, soi tai mũi họng, dụng cụ nha khoa,… Nên việc vệ >Vi khuẩn HP lây qua đường nào?u mỗi lần sử dụng cho các đối tượng khác nhau là cần thiết để tránh lây nhiễm HP.

Trẻ nhỏ là một trong những đối tượng có nguy cơ nhiễm khuẩn cao do bố mẹ hay người thân nhiễm vi khuẩn có thói quen hôn môi trẻ, mớm thức ăn cho trẻ…

Số người nhiễm khuẩn HP là rất nhiều nhưng cũng có rất nhiều người nhiễm HP mà không bị ảnh hưởng hay có vấn đề gì về bao tử hay đường tiêu hóa. Không phải ai bị nhiễm khuẩn HP cũng cần phải điều trị và loại bỏ nó mà chỉ những trường hợp bị viêm loét dạ dày-tá tràng, ung thư dạ dày đã được điều trị, thiếu máu do thiếu sắt, xuất huyết giảm tiểu cầu mới phải điều trị.

2, Thường xuyên sử dụng thuốc các loại thuốc có tác dụng giảm đau, kháng viêm

*  Đây là nguyên nhân thứ hai sau nhiễm vi trùng Helicobacter pylori. Việc sử dụng lâu dài thuốc kháng viêm, giảm đau ở người lớn tuổi, làm ức chế quá trình tổng hợp prostaglandin, là chất có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày bị sụt giảm, gây viêm loét dạ dày, tá tràng.

Một số nguyên nhân khác gây ra viêm loét dạ dày tá tràng

– Thường xuyên hút thuốc lá và uống bia rượu (hoặc các loại nước uống có cồn khác).

Trong khói thuốc lá có chứa hơn 200 loại chất gây hại cho sức khỏe của bạn, trong đó đặc biệt là chất nicotine. Chất nicotine gây kích thích cơ chế để tiết ra nhiều cortisol, đây là nguyên nhân chính làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày.

– Căng thẳng thần kinh (stress)

Những người hay bị căng thẳng, lo lắng có nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng cao hơn những người khác, bởi các căng thẳng kéo dài có ảnh hưởng lớn đến quá trình bài tiết axit trong dạ dày.

– Thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ

Việc sinh hoạt cá nhân không điều độ như thức khuya, bỏ bữa ăn sáng hay là việc ăn uống không đúng giờ giấc, thói quen ăn khuya, lười vận động… không những ảnh hưởng nghiêm tr>2, Thường xuyên sử dụng thuốc các loại thuốc có tác dụng giảm đau, kháng viêm

Các dấu hiệu của bệnh

Đau vùng bụng trên rốn (hay còn gọi là đau vùng thượng vị)

– Đây là một trong các dấu hiệu chính của bệnh viêm loét dạ dày. Nếu loét tá tràng thì >Một số nguyên nhân khác gây ra viêm loét dạ dày tá tràngcó thể đau vào lúc nửa đêm về sáng, lan ra sau lưng. Cơn đau xuất hiện âm ỉ, đau tức bụng hoặc đau quặn từng cơn. Bạn nên hạn chế ăn những món ăn chua, cay… khi đang đói.

Đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn hay nôn

– Một số triệu chứng như đầy bụng, buồn nôn cũng là một trong những dấu hiệu thường xuyên của bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng.

– Cảm giác bị đầy bụng, khó tiêu là do dạ dày đã bị tổn thương, kéo theo hoạt động tiêu hóa chậm lại, khiến cho người bệnh thường cảm thấy chướng bụng, đầy hơi.

Mất ngủ, ngủ không ngon giấc

– Mất ngủ hay giấc ngủ thường xuyên bị gián đoạn do bụng bị đầy hơi, bụng nặng cảm giác khó tiêu, hay do đau lúc bụng đói nữa về đêm sáng.

Ợ hơi, ợ chua, hoặc nóng rát thượng vị

– Đa số bệnh nhân khi bị viêm loét dạ dày, tá tràng thường có các triệu chứng này. Ợ hơi, hoặc ợ chua là những dấu hiệu rất hay gặp phải ở những bệnh nhân bị bệnh trong thời kỳ đầu.

Rối loạn tiêu hóa

– Một dấu hiệu của viêm loét dạ dày, tá tràng nữa đó là có triệu chứng bị tiêu chảy hoặc táo bón. Do việc tiêu hóa không ổn định, người bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng thường >Các dấu hiệu của bệnh, vì triệu chứng đau thường xảy ra lúc bụng đói nên bệnh nhân hay ăn nhiều hơn, cũng có thể gây tăng cân nhanh.

Những biến chứng phổ biến thường gặp của viêm loét dạ dày

Hẹp môn vị dạ dày

*  Hẹp môn vị dạ dày là biến chứng rất hay xảy ra ở người bị viêm loét dạ dày. Khi bị hẹp môn vị dạ dày người bệnh sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu với những biểu hiện sau đây:

– Đau bụng dữ dội, cơn đau dồn dập, liên tục và kéo dài,

– Buồn nôn hoặc nôn. Thực phẩm nôn ra có mùi hôi khó chịu,

– Tiêu chảy,

– Người mệt mỏi, lờ đờ, toát mồ hôi, không còn sức lực.

Thủng dạ dày

* Nếu không điều trị viêm loét dạ dày sớm hoặc điều trị không dứt điểm có thể gây thủng dạ dày. Biểu hiện của thủng dạ dày rất dữ dội. Đầu tiên người bệnh sẽ thấy cơn đau ở vùng thượng vị dạ dày rất mạnh, cảm giác như có dao đâm vào bụng, dù làm thế nào cũng không thể làm dịu được cơn đau. Bụng gồng cứng, chỉ cần thở mạnh cũng gây đau hơn. Sau đó, từ vùng thượng vị dạ dày, cơn đau sẽ lan ra khắp ổ bụng, lên đến ngực, vai và lưng.

Người bệnh sẽ cảm thấy không còn sức lực, mệt mỏi, mặt tái, tay chân lạnh, toát mồ hôi, có thể tụt huyết áp. Khi người bị viêm loét dạ dày có những biểu hiện trên thì có thể khẳng định 90% là bệnh đã biến chứng thành thủng dạ dày, cần đưa người bệnh đến bệnh viện cấp cứu và phẫu thuật ngay lập tức. Để càng lâu sẽ càng nguy hiểm đến tính mạng.

Xuất huyết tiêu hóa

*  Xuất huyết tiêu hóa là tình trạng máu trong ống tiêu hóa chảy từ thực quản tới hậu môn. Khi bị xuất huyết tiêu hóa, người bệnh sẽ nôn ra máu và đi cầu ra máu. Máu ở trong chất thải có thể màu đỏ hoặc màu thâm đen. Cần được khám và điều trị ngay lập tức.

Ung thư dạ dày

Xem chi tiết về: Ung thư dạ dày nguyên nhân triệu chứng và cách điều trị

*  Viêm loét dạ dày ban đầu chỉ là bệnh lý lành tính, nhưng nó có thể dẫn đến biến chứng ung thư dạ dày vô cùng nguy hiểm. Đây là loại ung thư thường gặp hàng đầu trong số các ung thư đường tiêu hóa.

Cần đến khám bác sĩ ngay khi có những dấu hiệu bất thường hoặc kiểm tra sức khỏe định kỳ, phát hiện và điều trị sớm viêm loét dạ dày là cách tốt nhất giúp bảo vệ sức khỏ>Hẹp môn vị dạ dàyhứng phổ biến thường gặp của viêm loét dạ dàyu trị viêm loét dạ dày-tá tràng

*  Để điều trị bệnh viêm loét dạ dày khi đã trở thành mạn tính bạn cần loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn HP trong cơ thể, thay đổi thói quen ăn uống một cách khoa học, thực hiện một lối sống lành mạnh.

Lưu ý: Bạn cần tới khám bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại t>Thủng dạ dàyđiều trị nào.

1. Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh cho người bị viêm loét dạ dày-tá tràng

Các loại thực phẩm nên ăn

*  Nên tăng cường các thực phẩm có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, các thực phẩm giúp cho việc chữa lành các vết loét hoặc có khả năng giúp giảm tiết acid và các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất.

Chuối

–  Trong dân gian thường lưu truyền rằng ăn chuối khi đói rất hại cho dạ dày, nhất là chuối tiêu tuy nhiên điều này đã được khoa học hiện đại chứng minh là không đúng, mà ngược lại chối rất tốt đối với dạ dày, nhiều người ăn chối song thường cảm thấy bị ợ chua, nóng đó có thể là do chối đó đã để quá lâu ngày, hoặc do bảo quản kém nên bị lên men dẫn tới không tốt cho sức khỏe.

Chuối được xếp đầu bảng trong nhóm thực phẩm thân thiện đối với dạ dày bởi khả năng trung hòa được nồng độ acid vượt ngưỡng trong dịch dạ dày và giảm viêm. Chuối là một trong số các trái cây có lượng đường bột cao giúp cung cấp>Xuất huyết tiêu hóali cao giúp bù đắp tốt lượng thiếu hụt nếu người bệnh có tiêu chảy hoặc nôn ói; thành phần xơ hòa tan pectin có lợi với người rối loạn tiêu hóa, táo bón và tiêu chảy.

Nước dừa

–  Nước dừa giàu điện giải natri, kali, canxi g>Ung thư dạ dàyu hụt do ăn uống kém hoặc bù lượng mất sau tiêu chảy, nôn ói.

Sữa chua

–  Sữa chua có nhiều probiotic, enzyme có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa, nâng cao sức đề kháng. Có nhiều ý kiến trái chiều về việc dùng sữa chua trong bệnh lý đau dạ dày, thực tế là sữa chua không béo có thể giúp ích trong đa số trường hợp, làm lớp đệm trên niêm mạc và giảm kích thích dạ dày. Tuy nhiên, bạn nên bắt đầu lượng ít và theo dõi phản ứng của cơ thể khi ăn để điều chỉnh.

Cơm

–  Cơm mềm, dễ tiêu hóa, và tránh kích thích dạ dày tiết nhiều acid; có tác dụng làm giảm cơn đau dạ dày, có thể hấp thụ các chất lỏng bên trong dạ dày, giảm nguy cơ tiêu chảy. Tác dụng tương tự đối với xôi, bánh mì, bánh chưng, cháo, khoai… Lưu ý các thực phẩm thô chưa tinh chế như gạo lứt, bắp, nếp lức hay các loại đậu… giàu chất xơ, vitamin (đặc biệt nhóm B), khoáng chất và các chất chống oxy hóa dù rất tốt cho sức khỏe, nhưng khó tiêu hóa khi người bệnh đang có bệnh lý dạ dày.

Bánh mì

–  Bánh mì cũng là 1 lựa chọn tốt từ nhóm đường bột, ít béo, dễ tiêu hóa. Tuy nhiên tránh dùng với bơ và mứt cho tới khi dạ dày khỏe mạnh hơn.

Gừng

–  Gừng có thể giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, giảm các triệu chứng đau dạ dày, đầy hơi, khó tiêu. Có thể bổ sung gừng vào thực đơn hàng ngày như uống trà gừng hay nhấm nháp một vài lát gừng sống.

Canh/Soup

–  Canh/soup với thực phẩm đã được nấu chín, mềm, không gây “áp lực” với hệ tiêu hóa, đồng thời lượng nước nhiều giúp pha loãng nồng độ acid trong dịc>Các loại thực phẩm nên ăn hoá thức ăn hơn.

Trà thảo dược

–  Đa số các loại trà thảo dược (không cafeine) giúp điều hòa hệ tiêu hóa, ngăn các chứng khó chịu, đầy bụng. Trà thảo dược chiết xuất từ hoa cúc còn có tác dụng giúp cải thiện viêm nhiễm.

Nước ép táo

–  Nước ép táo dễ tiêu hóa và giàu dinh dưỡng, trong đó thành phần chất xơ hòa tan pectin thúc đẩy hoạt động của dạ dày và đường ruột, phòng ngừa tiêu chảy và táo bón.

Nghệ và mật ong

–  Hỗn hợp tinh bột nghệ và mật ong là bài thuốc đông y chính trong điều trị bệnh lý viêm loét dạ dày. Nghệ có tác dụng chống viêm, giảm tiết dịch vị, kiềm hóa độ acid của dịch vị. Mật ong có tác dụng điều hòa nồng độ acid tại dạ dày, tránh tình trạng kích ứng dạ dày.

Đậu bắp

–  Đậu bắp chứa nhiều vitamin B, C, E, và các dưỡng chất khác, đặc biệt nhất chất nhầy trong đậu bắp là phức hợp protein kết dính polysaccharides, pectin và một số chất khác. Các chất này giúp bảo vệ tốt cho niêm mạc dạ dày, ngăn ngừa các nguy cơ gây tổn thương niêm mạc dạ dày, và hỗ trợ làm lành các vết viêm loét trong dạ dày.

Các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, vitamin A, B, D, K, acid folic, canxi, sắt, kẽm, magie: có nhiều trong ngũ cốc, rau củ màu đỏ và xanh đậm, cần được tăng cường trong khẩu phần để cải thiện tình trạng thiếu hụt vitamin, các khoáng chất do tiêu hóa hấp thụ kém trong bệnh lý dạ dày.

Các loại thực phẩm nên tránh

Khi bị viêm loét dạ dày, bạn cần tránh một số loại thực phẩm sau:

*  Thực phẩm gây tổn thương đến niêm mạc dạ dày như: Rượu, bia, cà phê, trà đặc; các loại rau đậu già, củ cải già, rễ cây…; các gia vị cay nóng như tiêu, ớt, gừng khô…; món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, món nướng tẩm nhiều gia vị, đồ ăn chế biến sẵn có các chất bảo quản, các loại thức ăn như xương băm nhỏ, sụn, tôm cua, cổ cánh, chân gà, vịt, đầu cá…

Thực phẩm gây tăng acid dạ dày: Trái cây chua (cam, chanh, quýt, xoài, khế…); thực phẩm chua (dấm, mẻ),

Thực phẩm sinh hơi, chướng bụng như: Giá đỗ, dưa cà muối, hành, hẹ, cần tây… các loại nước ngọt, nước trái cây có ga….

Ăn uống đúng cách khi viêm loét dạ dày, tá tràng

–  Thức ăn nên thái nhỏ, nấu chín kỹ, mềm, chế biến luộc, hấp hay om giúp cho người đau dạ dày dễ tiêu hóa và dễ hấp thu hơn các món xào, rán.

–  Ăn chậm và nhai kỹ, tránh vừa ăn vừa đọc sách, báo, xem phim, … để giúp gia tăng bài tiết của nước bọt, tiêu hoá dễ dàng hơn.

–  Nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày giúp dạ dày thường xuyên có thức ăn để trung hòa được acid.

–  Không để bụng quá đói làm dạ dày rỗng, co bóp mạnh hơn gây đau, thậm chí chảy máu; hoặc ăn quá no khiến dạ dày căng to, co bóp yếu ảnh hưởng đến quá trình nhào trộn thức ăn, tăng cọ xát làm gia tăng cơn đau.

–  Tránh ăn quá đặc làm dịch vị khó thấm vào giữa khối thức ăn, hoặc ăn quá lỏng và nhiều nước quá làm pha loãng dịch vị, giảm khả năng tiêu hóa.

– Tránh ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh đều làm dạ dày co bóp mạnh hơn gây đau. Thức ăn ấm khoảng 40-50 độ C tốt cho tiêu hóa, hấp thu.

2. Loại bỏ vi khuẩn HP

*  Đây là nguyên nhân chính dẫn tới viêm loét dạ dày tá tràng, vi khuẩn HP là loại vi khuẩn trong lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, nó không sống trên bề mặt dạ dày vì thế rất khó để có thể loại bỏ được chúng. Một loại thuốc thường không đủ để loại bỏ vi khuẩn này có thể cần phải kết hợp từ hai ba loại thuốc mới có thể loại bỏ được. Nếu không sử dụng đúng thuốc và đúng phác đồ điều trị của bác sỹ có thể dẫn tới tình trạng kháng thuốc và sẽ rất khó để có thể loại bỏ nó sau này.

Bên cạnh thuốc tây y bạn có thể kết hợp thêm cả những loại thảo dược đông y như là một số loại trà thảo dược không chứa cafeine. Đặc biệt bạn nên sử dụng nano curcumin để điều trị dạ dày và loại bỏ vi khuẩn HP ra khỏi cơ thể.

–  Vì nano curcumin là một trong những sản phẩm tuyệt vời không những giúp bạn điều trị bệnh đau dạ dày, loại bỏ vi khuẩn HP mà còn giúp ích rất rất nhiều chó sức khỏe tổng thể của bạn điều trị được rất nhiều loại bệnh tật khác nhau. Tuy nhiên không phải cứ curcumin là có tác dụng tốt cho cơ thể, mà bạn phải chọn đúng loại phù hợp, đúng sản phẩm quy trình sản xuất và liều lượng sử dụng.

Để phân tích rõ tính chất tuyệt vời được chiết xuất từ củ nghệ này chúng tôi đã có một bài riêng biệt và đầy đủ bạn có thể xem chi tiết tại:

Nano curcumin hỗ trợ điều trị dạ dày và loại bỏ vi khuẩn HP như thế nào?

Cách để bạn hiểu rõ và điều trị tận gốc viêm loét dạ dày-tá tràng.

>Các loại thực phẩm nên tránh>2. Loại bỏ vi khuẩn HP