Vốn Pháp Định Là Gì, Danh Sách Những Ngành Nghề Yêu Cầu Vốn Pháp Định

0
3830
Von-phap-dinh-la-gi
Vốn pháp định là gì

Vốn pháp định

Vốn pháp định được hiểu là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập Doanh nghiệp. Vốn pháp định do Cơ quan có thẩm quyền ấn định, mà nó được xem là có thể thực hiện được dự án khi thành lập doanh nghiệp. Đó còn được hiểu như là một biện pháp kiểm tra khả năng thanh toán nợ của Doanh nghiệp. Bất kỳ nhà đầu tư nào khi thành lập doanh nghiệp đều phải có một khối lượng tài sản nhất định, tức là họ phải có năng lực tài chính.

Nghĩa là nhà nước sẽ đặt ra mức sàn tối thiểu về vốn đối với một số ngành nghề cụ thể và nhà đầu tư phải đáp ứng số vốn đó từ bằng hoặc lớn hơn mức mà nhà nước đặt ra thì mới được thành lập Doanh nghiệp và hoạt động trong ngành nghề đó; Theo luật Doanh nghiệp 2014 có hiệu lực từ ngày 01/07/2015 không yêu cầu Doanh nghiệp phải kê khai mức vốn pháp định trong hồ sơ thành lập mới nhưng Doanh nghiệp phải có trách nhiệm khai báo tới cơ quan liên quan đến ngành nghề kinh doanh của Doanh nghiệp mình.

Vốn pháp định sẽ khác nhau tùy theo lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh

Sau đây là một số ngành nghề kinh doanh cơ bản yêu cầu vốn pháp định

1, Kinh doanh bất động sản

  • 20 tỷ đồng
  • Nghị định 76/2015/NĐ-CP

2, Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

  • 5 tỷ đồng,
  • Nghị định 126/2007/NĐ-CP

3, Cho thuê lại lao động

  • 2 tỷ đồng
  • Nghị định 55/2013/NĐ-CP

4, Kinh doanh dịch vụ kiểm toán

  • 6 tỷ đồng
  • Nghị định 84/2016/NĐ-CP

5, Kinh doanh dịch vụ môi giới chứng khoán

  • 25 tỷ đồng
  • Khoản 2 Điều 5 Nghị định 86/2016/NĐ-CP, điểm a khoản 1 Điều 71 Nghị định 58/2012/NĐ-CP

6, Sản xuất phim

  • 200 triệu đồng
  • Nghị định 142/2018/NĐ-CP

7, Bán lẻ theo phương thức đa cấp

  • 10 tỷ đồng
  • Nghị định 40/2018/NĐ-CP

8, Kinh doanh vận tải đa phương thức

  • 80.000 SDR (đơn vị tính toán do Quỹ tiền tệ quốc tế quy định)
  • Nghị định 144/2018/NĐ-CP

9, Cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng

  • 30 tỷ đồng
  • Nghị định 57/2016/NĐ-CP

10, Dịch vụ đòi nợ

  • 2 tỷ đồng
  • Nghị định 104/2007/NĐ-CP

11, Kinh doanh dịch vụ môi giới mua bán nợ, tư vấn mua bán nợ

  • 5 tỷ đồng
  • Nghị định 69/2016/NĐ-CP

12, Kinh doanh hoạt động mua bán nợ

  • 100 tỷ đồng
  • Nghị định 69/2016/NĐ-CP

13, Ngân hàng

  • Ngân hàng thương mại
  • Ngân hàng liên danh
  • Ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài
  • Ngân hàng thương mại cổ phần
  • Ngân hàng đầu tư
  • Ngân hàng hợp tác
  1. 3.000 tỷ đồng
  2. Nghị định 10/2011/NĐ-CP

14, Ngân hàng phát triển / Ngân hàng chính sách

  • 5.000 tỷ đồng
  • Nghị định 10/2011/NĐ-CP

15, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương

  • 3.000 tỷ đồng
  • Nghị định 10/2011/NĐ-CP

16, Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở

  • 0,1 tỷ đồng
  • Nghị định 10/2011/NĐ-CP

17, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài

  • 15 triệu USD
  • Nghị định 10/2011/NĐ-CP

18, Công ty tài chính

  • 500 tỷ đồng
  • Nghị định 10/2011/NĐ-CP

19, Công ty cho thuê tài chính

  • 150 tỷ đồng
  • Nghị định 10/2011/NĐ-CP

20, Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm liên kết đơn vị, bảo hiểm hưu trí) và bảo hiểm sức khỏe

  • 600 tỷ đồng
  • Điểm a khoản 2 Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP

21, Kinh doanh bảo hiểm; bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm liên kết đơn vị hoặc bảo hiểm hưu trí

  • 800 tỷ đồng
  • Điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP

22, Kinh doanh bảo hiểm; bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm liên kết đơn vị và bảo hiểm hưu trí

  • 1.000 tỷ đồng
  • Điểm c khoản 2 Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP

23, Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe

  • 300 tỷ đồng/ 200 tỷ đồng đối với chi nhánh nước ngoài
  • Điểm a Khoản 1, Điểm a Khoản 3 Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP

24, Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh

  • 350 tỷ đồng/ 250 tỷ đồng đối với chi nhánh nước ngoài
  • Điểm b Khoản 1, Điểm b Khoản 3 Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP

25, Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm hàng không và bảo hiểm vệ tinh

  • 400 tỷ đồng/ 300 tỷ đồng đối với chi nhánh nước ngoài
  • Điểm c Khoản 1, Điểm c Khoản 3 Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP

Trên đây là những thông tin cần thiết về vốn pháp định mà bạn cần nắm được khi thành lập doanh nghiệp. Mọi câu hỏi hay vướng mắc gì hãy để lại phía dưới bình luận chúng tôi sẽ trả lời sớm nhất.

Xem thêm: