Các Loại Thuế Chính Của Doanh Nghiệp Hoạt Động Tại Việt Nam

0
5188
cac-loại-thue-chinh-cua-doanh-nghiep-tai-viet-nam
Các loại thuế chính của doanh nghiệp tại việt nam

Các loại thuế chính trong doanh nghiệp Việt Nam

Thuế là nguồn thu nhập chủ yếu của ngân sách nhà nước, mọi tầng lớp xã hội đều phải chịu thuế không qua hình thức này thì qua hình thức khác. Các sắc thuế thì có rất nhiều tuy nhiên những sắc thuế chính là những sắc thuế của những doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam. Bao gồm có những sắc thuế chính sau đây:

1. Thuế giá trị gia tăng

Thuế GTGT là gì? mọi thứ bạn cần biết và thuế giá trị gia tăng 

  • Là loại thuế được tính dựa trên khoản giá trị tăng thêm do bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Ví dụ bạn mua một chai nước là 10 nghìn và bán ra là 15 nghìn thì, 10 nghìn tiền vốn bạn bỏ ra lúc đầu để mua nước không bị tính thuế, và 5 nghìn tiền lời của bạn sẽ phải chịu thuế giá trị gia tăng là 10% tức 500đ.
  • Đối tượng chịu thuế gí trị gia tăng là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam, các cơ sở kinh doanh mua bán vàng, bạc, đá quý,..Đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng là những hàng hóa, dịch vụ không có sự gia tăng thêm giá trị trong sản xuất hoặc nếu có tăng nhưng đã thuộc các diện chịu thuế khác, hoặc những ngành, nghề, dịch vụ, phục vụ được sự ư tiên đặc biệt của nhà nước.
  • Căn cứ để tính thuế giá trị gia tăng là giá tính thuế và thuế suất.

Thuế giá trị gia tăng = Giá tính thuế X Thuế suất thuế giá trị gia tăng

  • Giá tính thuế giá trị gia tăng được quy định cụ thể cho từng loại hàng hóa, dịch vụ, hàng hóa nhập khẩu, hàng hóa để trao đổi, sử dụng nội bộ,.. mức thấp nhất ( 0% ) áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu, mức cao nhất ( 20% ) đối với hàng hóa, dịch vụ là vàng, bạc, đá quý,..

Xem thêm: phương pháp tính thuế giá trị gia tăng 

2. Thuế tiêu thụ đặc biệt

  • Là loại thuế được áp dụng cho các hàng hóa đặc biệt , ngoài thuế GTGT phải nộp như các hàng hóa khác thì còn phải nộp thêm thuế đặc biệt dành cho mỗi loại hàng hóa riêng theo thuế suất khác nhau được Nhà nước quy định.
  • Thuế tiêu thụ đặc biệt được áp dụng cho các doanh nghiệp, tổ chức thuộc các thành phần kinh tế có sản xuất các mặt hàng thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bán ra ở thị trường Việt Nam.
  • Về phạm vi tính thuế thì mỗi mặt hàng thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt một lần, không phải chịu thuế tiêu thụ lần thứ hai khi lưu thông trên thị trường.
  • Doanh nghiệp sản xuất những mặt hàng thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thì khi bán hàng không phải nộp thuế giá trị gia tăng trên số sản phẩm đã chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nữa.
  • Cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp theo công thức sau:

Số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp = Số lượng hàng hóa tiêu thụ   x   Giá tính thuế đơn vị hàng hóa   x   Thuế xuất. 

  • Số lượng hàng hóa tiêu thụ là số lượng, trọng lượng của những mặt hàng chịu thuế đem bán, trao đổi, đem làm quà biếu, quà tặng hoặc tiêu dùng nội bộ.
  • Thuế suất tiêu thụ đặc biệt được quy định trong biểu thuế hiện hành, trong đó mức cao nhất là 75% với bia chai, bia tươi và thấp nhất với rượu thuốc 15%.
  • Khi tính thuế TTĐB phải chú ý: sản phẩm thuộc diện chịu thuế TTĐB khi sản xuất ra sản phẩm này có sử dụng loại nguyên liệu đã nộp thuế TTĐB thì khi tính thuế tiêu thụ đặc biệt ở khâu sản xuất sau sẽ được khấu trừ thuế TTĐB đã nộp ở khâu trước ( nếu có ).

Xem thêm về:  Cách tính thuế TTĐB phải nộp 

3. Thuế tài nguyên

  • Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế không phân biệt ngành, nghề, hình thức khai thác có khai thác tài nguyên thiên nhiên ( như khai thác sản phẩm rừng tự nhiên, nước dùng cho sản xuất thủy điện, khai thác than, khoáng sản,..) của nước ta đều phải nộp thuế tài nguyên.

Thuế tài nguyên phải nộp xác định như sau:

Thuế tài nguyên phải nộp = Số lượng tài nguyên khai thác  x  Giá tính thuế đơn vị tài nguyên  x  Thuế xuất. 

  • Sản lượng tài nguyên khai thác để tính thuế là số lượng của từng tài nguyên khai thác trong kỳ, không phân biệt mục đích sử dụng ( bán ra hay tiêu dùng nội bộ ).
  • Giá tính thuế tài nguyên là giá bán thực tế bình quân tài nguyên khai ở thời điểm tính thuế tài nguyên.

* Ví dụ:   Trong số than nguyên khai thác được, muốn bán phải qua tuyển chọn, tỷ lệ than củ là 40%, than cám là 50%, đá, sỏi phải loại bỏ : 10%

  • Giá bán thực tế của 1 tấn than củ là 65.000đ, giá bán thực tế than cám là 30.000đ
  • Vậy số thuế tài nguyên phải nộp của từng loại như sau:

+ Than củ: 15.000 tấn x 40% x 65.000 x 2% = 7.800.000đ

+ Than cám: 15.000 tấn x 50% x 30.000 x 2% = 4.450.000đ

– Vậy tổng số thuế tài nguyên về số than khai thác được là:

7.800.000 + 4.450.000 = 12.250.000

  • Thuế suất tài nguyên cho từng loại là khác nhau nhưng mức thấp nhất là 1% đối với than Antraxit hầm lò, 40% đối với gỗ tròn nhóm 1, đặc sản rừng tự nhiên như trầm hương, ba kích.

4. Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

  • Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là những hàng hóa được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới, kể cả hàng hóa từ thị trường trong nước đưa vào khu chế xuất và từ khu chế xuất đưa ra thị trường trong nước.
  • Những hàng hóa không thuộc diện chịu thuế xuất khẩu, thuế xuất khẩu là hàng hóa vận chuyển quá cảnh, hàng hóa chuyển khẩu theo quy định của Chính phủ, các hàng hóa viện trợ nhân đạo.
  • Việc thu thuế xuất nhập khẩu đối với doanh nghiệp nhằm quản lý các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất, nhập khẩu góp phần phát triển và bảo vệ sản xuất, hướng dẫn tiêu dùng trong nước, góp phần tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
  • Căn cứ để tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là số lượng từng mặt hàng ghi trong tờ khai hàng xuất khẩu, nhập khẩu, giá tính thuế và thuế suất của mặt hàng.

Cách tính thuế nhập khẩu phải nộp

Thuế nhập khẩu phải nộp = Số lượng từng mặt hàng thực tế nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan  Trị giá tính thuế trên từng sản phẩm  x  thuế xuất của từng mặt hàng. 

  • Giá tính thuế đối với hàng xuất khẩu là giá bán tại cửa khẩu xuất theo hợp đồng.
  • Giá tính thuế đối với hàng nhập khẩu là giá mua tại cửa khẩu nhập, bao gồm cả chi phí vận tải, phí bảo hiểm theo hợp đồng.
  • Thuế suất bao gồm 2 loại là thuế suất thông thường và thuế suất ưu đãi:
  1. Thuế suất thông thường được quy định tại biểu thuế.
  2. Thuế suất ưu đãi áp dụng đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu với các nước có ký kết điều khoản ưu đãi trong quan hệ buôn bán với nước ta và những trường hợp khác do Chính phủ quyết định, nó được quy định thấp hơn nhưng không quá 50% so với thuế suất thông thường của từng mặt hàng.

5. Tiền thu về sử dụng vốn ngân sách

  • Thu về sử dụng vốn đối với các doanh nghiệp là khoản thu tính trên vốn, bao gồm vốn cố định, vốn lưu động, do ngân sách nhà nước cấp và vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước (được gọi chung là vốn ngân sách nhà nước cấp). Doanh nghiệp nào không có vốn cấp từ ngân sách nhà nước thì không phải nộp khoản thu trên vốn.
  • Thu về sử dụng vốn ngân sách nhằm đảm bảo công bằng việc sử dụng các nguồn vốn, thúc đẩy các doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn ngân sách.
  • Tỷ lệ thu về sử dụng vốn ngân sách được quy định cho một tháng, mức thấp nhất 0,2%/tháng như vốn thuộc ngành công nghiệp điện năng, ngành khai thác mỏ hầm lò, mức cao nhất 0,5%/tháng như ngành thương mại, xuất nhập khẩu, ngân hàng, bảo hiểm, số có kiến thiết. Doanh nghiệp phải lấy phần lợi nhuận sau thuế ( thuế thu nhập doanh nghiệp ) để nộp về khoản thu sử dụng vốn ngân sách này.

6. Thuế thu nhập doanh nghiệp

  • Là loại thuế trực thu, thu trên kết quả hợp đồng sản xuất kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp.
  • Đối tượng nộp thuế là tất cả các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ có thu nhập đều phải nộp thuế.

Trước ngày 1/1/2016

  • Đối với những DN có tổng doanh thu của năm trước liền kề < 20 tỷ đồng thì thuế suất là 20%.
  • Đối với những DN không thuộc đối tượng áp dụng thuế suất 20% thì thuế suất 22% (Nhưng từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 sẽ áp dụng thuế suất 20%)

Chú ý: Những DN mới thành lập thì kê khai tạm tính quý theo thuế suất 22%. Kết thúc năm tài chính nếu doanh thu bình quân của các tháng trong năm < 1,67 tỷ đồng thì DN quyết toán thuế TNDN theo thuế suất 20%.

* Từ ngày 1/1/2016 trở đây:

  • Tất cả các DN sẽ chuyển sang áp dụng mức thuế suất chung là 20%.

Công thức xác định số thuế thu nhập phải nộp:

Thuế thu nhập phải nộp  Thu nhập chịu thuế  Thuế suất thuế thu nhập. 

7. Một số loại thuế khác

  • Thuế sử dụng đất nông nghiệp,
  • Thuế chuyển quyền sử dụng đất.