Tiểu sử Andrew Carnegie, Người Xây Dựng Ngành Công Nghiệp Thép Toàn Cầu

0
7766

Andrew Carnegie người xây nên các ngôi nhà chọc trời và các thành phố thép đầu tiên trên thế giới

Andrew Carnegie là một doanh nhân, nhà lãnh đạo doanh nghiệp, nhà từ thiện người Mỹ (1835-1919).

Là một ông trùm thép tự chế, một trong những nhà tư bản nổi tiếng và vĩ đại nhất trong lịch sử ngành công nghiệp Mỹ, và là một trong số ít những người giàu nhất giàu nhất nước Mỹ ở thế kỷ 19.

Ông cũng là một tấm gương từ thiện hào phóng và nổi tiếng nhất mọi thời đại, ông đã nêu một tấm gương tốt cho các doanh nhân thế hệ sau này như Bill Gates, Mark Zuckerberg noi theo như một thông lệ truyền thống để cuộc đời họ có ý nghĩa hơn, vẻ vang hơn, giống như một tượng đài ánh sáng cho các thế hệ sau này noi theo.

Tóm tắt

Vào thế kỷ 19 thép của Andrew Carnegie đã xây dựng những ngôi nhà chọc trời đầu tiên trên thế giới ở Mỹ, sau đó các thành phố hiện đại đầu tiên cũng dần dần được mọc lên nhanh tới chóng mặt. Cá>Tóm tắtc nối dài từ bờ đông sang bờ tây qua các con sông lớn mà trước đây người ta chỉ có thể tưởng được một cách duy nhất để đi qua là bằng thuyền trên mặt nước, tất cả đều được xây lên từ thép của Andrew Carnegie.

tieu-su-Andrew-Carnegie
Tiểu sử Andrew Carnegie, Người Xây Dựng Ngành Công Nghiệp Thép Toàn Cầu

Ông cùng với một đối thủ không đội trời chung khác là ông vua dầu lửa John D. Rockefeller chính là hai người đã cách mạng hóa nước Mỹ, đưa nước Mỹ vào một kỷ nguyên mới kỷ nguyên của hiện đại và phát triển, một người xây nên những ngôi nhà, những thành phố và con đường bằng sắt thép của mình, còn người kia thì thắp sáng cả nước Mỹ bằng dầu lửa của mình.

Cả hai người đều sinh ra trong nghèo khó, sống những ngày tháng tuổi thơ khốn khổ thất bại và tuyệt vọng trước khi trở thành những người giàu có, nổi tiếng và quyền lực nhất đất nước.

Đầu đời

Nhà công nghiệp và từ thiện Andrew Carnegie sinh ngày 25 tháng 11 năm 1835, tại Dunfermline, Fife, Scotland. Là con trai của một thợ dệt handloom, mặc dù ông ít nhận được một nền giáo dục đầy đủ và chính quy tại nhà trường nhưng Carnegie lớn lên trong một gia đình tin vào tầm quan trọng của kiến thức từ sách và tự học. Điều này khiến cho ông khao khát tìm kiếm tri thức suốt cả cuộc đời, và nó cũng là nền tảng để ông trở thành một trong những người giàu có nhất lịch sử thế giới sau này.

Năm 1848, ở tuổi 13, khi còn là một cậu bé Ca>Đầu đời đến Hoa Kỳ cùng với gia đình. Họ sống ở Allegheny, Pennsylvania, ở đây ông tìm được một công việc trong một nhà máy và nó đã mang về cho ông 1,20 đô la mỗi tuần.

Một thiếu niên tham vọng

Một năm sau ông làm việc cho một công ty điện báo ở địa phương, với chức danh là sứ giả điện tín, bằng sự nỗ lực, thông minh và khao khát thăng tiến trong sự nghiệp tới năm 1951 ông đã được thăng chức lên vị trí điều hành.

Với những tham vọng lớn lao của mình công ty điện báo ở địa phương đã trở nên quá nhỏ bé để có thể giữ ông ở lại, vào năm 1853 ông chuyển tới làm việc tại công ty Đường sắt Pennsylvania, với chức vụ trợ lý và sứ giả điện tín cho một trong những công ty lớn nhất đất nước vào thời điểm đó.

Ở đây ông gặp được Thomas Scott, người sẽ có ảnh hưởng lớn nhất tới sự nghiệp và cuộc đời của ông. Một người thầy đáng kính, người bạn chi kỹ và người đồng hành trong những năm đầu sự nghiệp. Có lẽ nếu như không>Một thiếu niên tham vọngẫn dắt và hỗ trợ của ông thì Andrew Carnegie sẽ rất khó khăn trên con đường sự nghiệp của mình.

Với sự trẻ trung, năng động, trí thông minh cùng với khả năng quyết đoán trong công việc, Thomas Scott rất yêu quý Carnegie và nhận thấy rằng trong con người cậu bé này có tố chất của một thiên tài. Khiến cho Thomas Scott nhận cậu làm trợ lý riêng cho ông ta và quyết định bồi dưỡng dẫn dắt cậu bé này.

Tới năm 24 tuổi, Carnegie đã đảm nhận vị trí giám đốc công ty. Cùng với Thomas Scott hai người họ có tham vọng mở rộng đường sắt về phía tây và thậm chí thâu tóm cả ngành đường sắt của quốc gia để trở thành công ty đường sắt lớn nhất trên thế giới.

Trong khi làm ở công ty đường sắt cùng với Thomas Scott, Carnegie đã họ hỏi được rất nhiều về sắt thép cũng như công việc kinh doanh, và cũng từ đó Carnegie bắt đầu có những vụ đầu tư riêng của mình, được sự ủng hộ của Thomas Scott, Carnegie đã có rất nhiều khoản đầu tư thành công mang lại lợi nhuận đáng kể.

Năm 1864, Carnegie đầu tư 40.000 đô la vào Story Farm một trang trại ở Venango County, Pennsylvania chưa đầy một năm sau ông thu về 1.000.000 đô la tiền mặt cổ tức, cùng với nhiều vụ đầu tư có giá trị khác. Tới năm 1865 ông nghỉ việc việc ở công ty đường sắt để tập trung vào các công việc kinh doanh riêng của mình.

Bắt đầu xây dựng ngành công nghiệp thép ở Hoa Kỳ

Cũng trong năm 1865 Carnegie thành lập công ty Keystone Bridge, và bắt đầu dự án quan trọng đầu tiên của đời mình, xây dựng một cây cầu lớn nhất nước Mỹ bắc qua sông Mississippi để nối liền phía đông với phía tây của đất nước, điều chưa từng có trước đây.

Kế hoạch do Thomas Scott đặt ra, nhưng vấn đề là Carnegie không biết làm thế nào để xây cây cầu này. Nhưng Carnegie biết rằng chỉ có mạo hiểm chấp nhận rủi ro thì mới mang lại thành công, ông đầu tư tất cả những gì mình có vào cây cầu này.

Ở vào thời điểm đó thép là một hợp chất bền nhưng rất đắt và quý hiếm chỉ được sử dụng để làm các công cụ nhỏ và quý giá như dao, đĩa, đồ trang sức và chưa từng có người nào nghĩ rằng sẽ sử dụng thép để xây dựng các công trình lớn như cầu hay nhà cửa cả. Những Carnegie biết rằng cũng chỉ có thép mới có thể đủ độ bền để xây dựng một công trình lớn như thế.

Carnegie chấp nhận rủi ro và đương đầu với thách thức, ông suy nghĩ suốt nhiều tháng trời tìm kiếm khắp nơi để có được một giải pháp, cuối cùng trời không phụ lòng người. Một nhà phát minh người Anh tên là Henry Bessemer, đã tạo ra thiết bị rút ngắn thời gian sản xuất thanh đường ray đơn bằng thép từ 2 tuần xuống 15 phút.

Ông hiểu được và tận dụng triệt để vai trò của công nghệ mới này ông quyết định sử dụng thép để xây cầu. Nhưng việc quyết định sử dụng thép để xây dựng khiến cho nó >Bắt đầu xây dựng ngành công nghiệp thép ở Hoa Kỳí xây dựng liên tục tăng. Ngân quỹ không còn đồng nào, Carnegie buộc phải tạm dừng xây dựng, giấc mơ đẹp của ông dần trở thành ác mộng.

Chán trường, tuyệt vọng, và không có lối thoát trong một nỗ lực cuối cùng trước khi từ bỏ Carnegie kêu gọi các nhà đầu tư để có thêm nguồn tiền mặt. Như một phép màu đầy mê hoặc, một cơn mưa trên cánh đồng cằn cỗi sau nhiều năm khô hạn được tưới nước. Các nhà đầu tư đồng ý rót thêm tiền để xây dựng cây cầu.

Nguồn tài chính được đảm bảo. Và sau 4 năm, cây cầu được hoàn thành. Đó là một thành tựu thật ngoạn mục. Sau thành công đó, Carnegie nhận thêm nhiều đơn hàng cho thép của ông, các đơn hàng từ khắp nơi đổ về vượt qua cả khả năng đáp ứng của ông.

Và khách hàng lớn nhất của ông là ngành công nghiệp mà ông biết rõ nhất, ngành đường sắt. Với các đơn hàng nhiều như thế, Carnegie cần có một nhà máy của riêng mình thay vì làm trung gian, ông tìm tới người thấy Thomas Scott và nhận được một khoản đầu tư đủ để xây dựng nhà máy thép đầu tiên của mình. nhà máy thép Carnegie là nhà máy lớn nhất nước Mỹ ở thời điểm đó.

Sau khi xây dựng nhà máy, Carnegie có thể cung cấp đủ số lượng thép mà quốc gia cần, thép cũng mang về cho ông một khối tài sản khổng lồ. Nhưng một thử thách mới lại đang đến gần và một lần nữa ông lại bị thách thức trước số phận, Sau nhiều năm phát triển quá mạnh mẽ ngành đường sắt đang phải vật lộn với vấn đề lợi nhuận, có quá nhiều công ty đường sắt vào thời điểm đó trong khi không có đủ lượng hàng hóa để vận chuyển.

Lợi dụng sự khan hiếm hàng hóa của đường sắt, ông trùm dầu lửa Rockefeller nắm lấy thời cơ để hạ giá vận chuyển dầu của mình. Thomas Scott cố gắng giữ giá để tránh bị phá sản tuy nhiên ông không thể sống mà không có dầu của Rockefeller. Nhưng thời đại của ông đã chấm dứt, sự nghiệp của ông bị tan rã và không bao giờ có thể khôi phục lại được nữa.

Năm 1881 Thomas Scott chết, Andrew Carnegie mất đi người thầy của mình người đã ảnh hưởng đến cuộc đời ông hơn bất kỳ ai khác. Ngành công nghiệp đường sắt xương sống của kinh tế Mỹ sụp đổ. Và quốc gia bị đẩy vào một cuộc suy thoái tồi tệ nhất từng được biết tới.

Andrew Carnegie đang trên bờ vực mất tất cả. Không có đường sắt, ông không biết bán thép của mình cho ai cả và ông đổi lỗi cho John D. Rockefeller.

Thất bại trong việc tìm thị trường mới, Carnegie phát hiện ra một xu thế mới mà ông có thể tận dụng. Hàng ngàn người Mỹ thất nghiệp do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng đổ về các thành phố như New York và Chicago, để tìm việc. Và để có chỗ ở cho sự gia tăng dân số đó, các tòa nhà đang được xây dựng càng nhanh càng tốt.

Tương lai của ngành thép là ở đây, không phải là ở các đường ray tàu trong quá khứ nữa, mà là những kết cấu thép, các cột, dầm, xà dùng để xây dựng nên các tòa nhà chọc trời và các thành phố hiện đại.

Phép màu lại đến với Carnegie một lần nữa ông đã nhìn thấy cơ hội trước những người khác và đã nắm bắt đúng thời điểm. Tòa nhà cao nhất thế giới đầu tiên được xây ở Chicago. Các bức tường gạch mỏng bao quanh những khung xà giày được sản xuất từ thép của Carnegie.

Trong vài năm tiếp theo, chỉ riêng tại Chicago, đã có hơn 100.000 tòa nhà mới được xây dựng từ thép của Carnegie. Các thành phố hiện đại được xây dựng nên ở khắp nước Mỹ bởi thép của Carnegie. Sự bùng nổ của các tòa nhà chọc trời, và các thành phố thép đã biến Andrew Carnegie thành người giàu thứ hai của nước Mỹ chỉ đứng sau ông vua dầu lửa John D. Rockefeller người có tài sản gấp 7 lần ông vào thời điểm đó.

Cạnh tranh để trả thù

Carnegie muốn trả thù cho cái chết của Thomas Scott mà ông đã đổi lỗi cho Rockefeller, và cho những khó khăn trước đây của ông do những tính toán và mưu mô kinh doanh thâm độc của Rockefeller gây ra. Ông cần phải vượt qua Rockefeller để trở thành người giàu nhất nước Mỹ.

Nhưng ông không có sự nhẫn tâm của Rockefeller cũng như những tính toán của ông không bao giờ có thể tàn nhẫn và thâm độc được như Rockefeller. Do đó ông cần sự hợp tác của một người còn tàn độc hơn cả đối thủ của ông ta. Một người hoàn hảo để giúp ông trả thù, Henry Frick là một tỷ phú tự lập ở tuổi 30. Ông ta là một trong những nhà cung cấp than lớn nhất miền Trung Tây Hoa Kỳ.

Frick nổi tiếng với biệt hiệu dành lấy mọi thứ mình muốn mà không quan tâm tới điều gì khác, ông ta bị ám ảnh bởi quyền lực và luôn muốn chinh phục tất cả, nhưng lại không quan tâm tới những người xung quanh nghĩ gì.

Thâm độc và tàn nhẫn đã khiến cho Frick trèo lái công ty thép Carnegie mở rộng với tốc độ đáng kinh ngạc. Chỉ trong vòng 2 năm, lợi nhuận đã tăng gấp đôi. Với việc đẩy mạnh sản xuất, Carnegie và Frick đã mua lại hầu hết các đối thủ của họ trên khắp đất nước.

Frick sử dụng cả sự đe dọa và nỗi kinh hoàng để đàm phán hợp đồng với các nhà cung cấp, cắt giảm tối đa các chi phí trong khi vẫn thúc ép công nhân làm việc cật lực trong điều kiện khốn khổ nhất để tăng sản lượng. Những năm cuối cùng của thập kỷ, Công ty thép Carnegie kiếm được lợi nhuận lớn hơn bao giờ hết.

Carnegie bổ nhiệm Frick là chủ tịch của công ty ông ta. Dưới thời của Frick công nhân công ty thép Carnegie đối mặt với một nỗi kinh hoàng, điều kiện sống vô cùng tồi tệ sức khỏe bị bóc lột tới mức kiệt quệ mà lương bổng thì rất ít ỏi. Vài người công nhân đã chết do bị kiệt sức trong khi làm việc, một vài người khác thì ngủ quên trong các lò luyện thép với nhiệt cao khủng khiếp.

Với điều kiện sống và làm việc như vậy công nhân bắt đầu đình công, mới đầu là ít và lẻ tẻ sau đó là thành từng nhóm. Nhưng Frick vẫn không nhượng bộ ông hầu như bỏ ngoài tai mọi lời phàn nàn và kêu ca ông vẫn ép công nhân làm và ngày càng tàn nhẫn hơn.

Trong khoảng thời gian này Carnegie không muốn đóng vai phản diện nên đã trao toàn quyền cho Frick và bắt đầu đi du lịch ở Scotland, nhường đất diễn cho Frick. khác với Carnegie, Henry Frick không quan tâm tới người khác nghĩ gì trong những việc ông làm, ông chỉ quan tới một điều duy nhất là chiến thắng.

Frick đẩy mạnh sản xuất, bắt người của mình lao động vất vả hơn bao giờ hết. Trong trường hợp đình công, ông ta có một kho thép thành phẩm dự trữ. Ông ta không bao giờ thương lượng và đương nhiên điều kiện làm việc càng bị siết chặt hơn.

Cuối cùng công nhân cũng lập rào cản trước nhà máy chính của công ty Carnegie Steel, 2 ngàn công nhân tạo chướng ngại vật phía trước nhà máy. Để ngăn không cho Frick thay thế người khác, nhưng Frick không quan tâm và cũng chẳng hề nhường nhịn ông gọi quân tiếp viện.

Ông ta gọi tới lực>Cạnh tranh để trả thùđội thám tử Pinkerton họ được thành lập để ngăn chặn nạn trộm cắp đường sắt, bảo vệ an ninh và đôi khi bảo vệ cả Tổng Thống, sau đó họ trở thành lính đánh thuê vào thời điểm đó sung đạn của họ còn nhiều hơn cả của quân đội Hoa Kỳ.

Nếu ai có tiền họ sẽ chiến đấu vì người đó, họ không có quan hệ gì với Frick và cũng chẳng có dính dáng gì tới công nhân họ được mời tới vì tiền và họ sẽ phục vụ cho ai đã trả tiền cho họ.

Frick giải quyết cuộc đình công bằng cách này, ông cho bắn những người đình công trước cổng công ty một cách không thương tiếc sau cuộc xả súng 9 công nhân thiệt mạng và vô số người khác bị thương. Tình hình nghiêm trọng đến mức thống đốc Pennsylvania phải gửi quân đội tới lập lại trật tự.

Sau vụ việc trên đế chế của Carnegie bắt đầu lung lay. Ông rút ngắn chuyến đi du lịch của mình và trở về, trong khi đó thì Frick bị ám sát ông đã bị thương nhưng không ảnh hưởng tới tính mạng, ba ngày sau ông trở lại làm việc tại văn phòng và tin tưởng mạnh mẽ hơn bao giờ hết về những gì mình làm. Tự tin đến mức nghĩ rằng thượng đế luôn ở bên để bảo vệ ông ta và sớm muộn sẽ trao cho ông tất cả những gì ông mong muốn bao gồm cả vị trí của Andrew Carnegie.

Nhưng với Carnegie như thế đã là quá đủ ông mệt mỏi và tuyệt vọng về cuộc chiến tranh giành với Rockefeller, cho tới lúc này ông vẫn chưa bao giờ vượt qua được Rockefeller nhưng ông đã phải nhận lại nhiều tai tiếng nghiêm trọng ảnh hưởng tới công việc mà cả đời ông xây dựng, ảnh hưởng tới tiếng tăm và danh dự của ông.

Ông cho Frick nghỉ việc và đưa công đi trở lại như bình thường. Trong lúc này đế chế dầu lửa của Rockefeller vẫn luôn lớn mạnh và không ngừng mở rộng lãnh thổ. Andrew Carnegie không muốn tiếp tục cuộc chạy đua ông mệt mỏi muốn được nghỉ ngơi và làm những điều có ý nghĩa hơn trong cuộc sống thay vì tự biến mình thành một người nghê tởm của xã hội.

sach-tu-chuyen-Andrew-Carnegie
Sách tự chuyện của Andrew Carnegie

Năm 1901 ở tuổi 66 ông bán công ty thép của mình cho nhà tài chính huyền thoại JP Morgan với giá 480 triệu đô la và vượt qua Rockefeller trở thành người giàu nhất thế giới trong vài năm.

Ông dành phần đời còn lại của mình vào việc từ thiện và giúp đỡ người khác, ông xây dựng nhiều thư viện, trường học, nhà thờ và các công trình công cộng ở Mỹ và trên khắp thế giới, ông để lại cho thế giới nhiều di sản, và tiếng tăm của ông cũng được noi theo bởi các doanh nhân sau này.

Ông cũng dành thời gian đi du lịch gặp gỡ bạn bè và viết sách. Trong đó có cuốn tự chuyên Andrew Carnegie nổi tiếng do chính ông viết được dịch sang tiếng việt. Bạn có thể tìm đọc cuốn sách này để biết rõ hơn về con người cũng như công việc kinh doanh của ông tại các nhà sách.

Có thể bạn quan tâm: